10 kỹ năng đàm phán hiệu quả

Nguồn Vnwriter

Nhiều nhà tuyển dụng thường đề cập đến kỹ năng đàm phán như một phần yêu cầu đối với các ứng viên.

Khả năng đàm phán đòi hỏi phải dùng đến kỹ năng giao tiếp và tương tác để mang đến kết quả như mong đợi.

Những vấn đề của việc đàm phán xảy ra khi hai bên hoặc các bên không đồng ý cùng một cách giải quyết hoặc không cùng chung một mục tiêu của dự án.

Một cuộc đàm phán thành công đòi hỏi hai bên bàn bạc và đi đến sự đồng thuận từ hai phía.

Sau đây, tôi sẽ chia sẽ phương án 10 kỹ năng đàm phá hiệu quả nhất đến các bạn

  1. Phân tích vấn đề

Một nhà đàm phán hiệu quả phải có những kĩ năng phân tích vấn đề để xác định điều quan tâm của mỗi bên trong cuộc đàm phán.

Chi tiết việc phân tích vấn đề là xác định vấn đề, điều quan tâm của các bên và mục tiêu chính.

Ví dụ, trong cuộc đàm phán về hợp đồng giữa chủ và nhân viên, vấn đề ở đây là các bên không đồng ý về mức lương và các lợi ích.

Việc xác định vấn đề của 2 bên có thể giúp tìm ra được điểm chung và cách giải quyết ổn thỏa cho các bên.

  1. Sự chuẩn bị

Trước khi tham gia cuộc họp, những nhà đàm phán chuyên nghiệp đều chuẩn bị kỹ càng trước mỗi cuộc họp.

Việc chuẩn bị gồm xác định mục tiêu, lĩnh vực, khía cạnh cần thỏa thuận và các mục tiêu dự phòng khác.

Bên cạnh đó, những nhà đàm phán cũng cần nghiên cứu mối quan hệ của hai bên khi đàm phán trước đây để biết rõ về sự thỏa thuận và các mục tiêu.

Quyết định trước đó và kết quả có thể giúp bạn dự đoán và cải thiện được cho đợt đàm phán hiện tại.

  1. Nghe chủ động

Người đàm phán cần có kỹ năng lắng nghe chủ động trong suốt cuộc đàm phán. Lắng nghe chủ động liên quan đến khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể cũng như giao tiếp ngôn ngữ.

Điều quan trọng là lắng nghe đối tác để tìm ra điểm chung cho cuộc đàm phán.

Thay vì tốn thời gian cho cuộc đàm phán mà đối tác chỉ đưa ra quan điểm của họ, một người đàm phán tốt sẽ dành thời gian để lắng nghe đối tác nhiều hơn.

  1. Điều khiển thái độ và cảm xúc của bạn

Một điều quan trọng là khả năng điều khiển cảm xúc trong suốt cuộc đàm phán. Trong khi đàm phán các vấn đề căng thẳng bạn có thể trở nên nóng nảy điều đó dẫn đến kết quả không như ý.

Ví dụ, quản lí nổi giận khi thiếu sự hợp tác của nhân viên trong khi đàm phán lương. Mặc khác, nhân viên cũng muốn tăng lương và cả ai bên đều không thể kiềm chế cảm xúc và không đi đến được thỏa thuận giữa cả hai bên.

Điều đó dẫn đến sự giao tiếp không thành công và dẫn đến việc sa thải nhân viên cãi nhau với Sếp. 

  1. Giao tiếp ngôn ngữ

Người đàm phán phải có khả năng giao tiếp rõ ràng với đối tác trong suốt cuộc đàm phán. Việc hiểu lầm có thể xảy ra nếu người đàm phán không nêu rõ được quan điểm của họ.

Trong một cuộc họp, người đàm phán hiệu quả là người có kĩ năng tạo nên kết quả mà anh ta mong muốn.

  1. Cộng tác và làm việc nhóm

Đàm phán không nhất thiết chỉ một bên không đồng ý. Một nhà đàm phán hiệu quả có kỹ năng làm việc nhóm và khuyến khích tạo nên môi trường hợp tác khi đàm phán.

Việc cộng tác và làm việc nhóm khi đàm phán là hai vấn đề cần phải thực hiện để đưa đến cách giải quyết hiệu quả nhất.

  1. Giải quyết vấn đề

Các thành viên trong cuộc đàm phán có thể tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau.

Thay vì tập trung vào một mục tiêu của cuộc đàm phán, thì các thành viên có thể  chuyển hướng sang tập trung giải quyết các vấn đề theo trình tự, điều đó giúp ích cho kế hoạch tổng quát hơn. 

     8. Khả năng quyết định

Những nhà lãnh đạo với kĩ năng đàm phán có khả năng hành động một cách kiên định trong khi đàm phán. Nó cần thiết trong quá trình thỏa thuận để đến với cam kết nhanh nhất giữa các bên.

  1. Kỹ năng tương tác

Những nhà đàm phán giỏi có kỹ năng tương tác để duy trì tốt các mối quan hệ khi làm việc. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.

Nhà đàm phán sẽ phải có tính kiên nhẫn, kĩ năng thuyết phục người khác mà không dùng đến các mánh khóe để duy trì không khí hòa nhã trong những tình huống khó khăn.

  1. Đạo đức và khả năng thực tế

Quy chuẩn đạo đức và tính thực tế trong mỗi nhà đàm phán tạo nên môi trường đàm phán đáng tin tưởng. Hai mặt của cuộc đàm phán cần phải có sự tin tưởng và phía hợp tác sẽ phải tuân thủ lời hứa và thỏa thuận. Nhà đàm phán cũng cần phải thi hành những kế hoạch anh ta đề ra sau khi cuộc thỏa thuận kết thúc.