Việc làm

10 kỹ năng đàm phán hiệu quả

Nguồn Vnwriter

Nhiều nhà tuyển dụng thường đề cập đến kỹ năng đàm phán như một phần yêu cầu đối với các ứng viên.

Khả năng đàm phán đòi hỏi phải dùng đến kỹ năng giao tiếp và tương tác để mang đến kết quả như mong đợi.

Những vấn đề của việc đàm phán xảy ra khi hai bên hoặc các bên không đồng ý cùng một cách giải quyết hoặc không cùng chung một mục tiêu của dự án.

Một cuộc đàm phán thành công đòi hỏi hai bên bàn bạc và đi đến sự đồng thuận từ hai phía.

Sau đây, tôi sẽ chia sẽ phương án 10 kỹ năng đàm phá hiệu quả nhất đến các bạn

  1. Phân tích vấn đề

Một nhà đàm phán hiệu quả phải có những kĩ năng phân tích vấn đề để xác định điều quan tâm của mỗi bên trong cuộc đàm phán.

Chi tiết việc phân tích vấn đề là xác định vấn đề, điều quan tâm của các bên và mục tiêu chính.

Ví dụ, trong cuộc đàm phán về hợp đồng giữa chủ và nhân viên, vấn đề ở đây là các bên không đồng ý về mức lương và các lợi ích.

Việc xác định vấn đề của 2 bên có thể giúp tìm ra được điểm chung và cách giải quyết ổn thỏa cho các bên.

  1. Sự chuẩn bị

Trước khi tham gia cuộc họp, những nhà đàm phán chuyên nghiệp đều chuẩn bị kỹ càng trước mỗi cuộc họp.

Việc chuẩn bị gồm xác định mục tiêu, lĩnh vực, khía cạnh cần thỏa thuận và các mục tiêu dự phòng khác.

Bên cạnh đó, những nhà đàm phán cũng cần nghiên cứu mối quan hệ của hai bên khi đàm phán trước đây để biết rõ về sự thỏa thuận và các mục tiêu.

Quyết định trước đó và kết quả có thể giúp bạn dự đoán và cải thiện được cho đợt đàm phán hiện tại.

  1. Nghe chủ động

Người đàm phán cần có kỹ năng lắng nghe chủ động trong suốt cuộc đàm phán. Lắng nghe chủ động liên quan đến khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể cũng như giao tiếp ngôn ngữ.

Điều quan trọng là lắng nghe đối tác để tìm ra điểm chung cho cuộc đàm phán.

Thay vì tốn thời gian cho cuộc đàm phán mà đối tác chỉ đưa ra quan điểm của họ, một người đàm phán tốt sẽ dành thời gian để lắng nghe đối tác nhiều hơn.

  1. Điều khiển thái độ và cảm xúc của bạn

Một điều quan trọng là khả năng điều khiển cảm xúc trong suốt cuộc đàm phán. Trong khi đàm phán các vấn đề căng thẳng bạn có thể trở nên nóng nảy điều đó dẫn đến kết quả không như ý.

Ví dụ, quản lí nổi giận khi thiếu sự hợp tác của nhân viên trong khi đàm phán lương. Mặc khác, nhân viên cũng muốn tăng lương và cả ai bên đều không thể kiềm chế cảm xúc và không đi đến được thỏa thuận giữa cả hai bên.

Điều đó dẫn đến sự giao tiếp không thành công và dẫn đến việc sa thải nhân viên cãi nhau với Sếp. 

  1. Giao tiếp ngôn ngữ

Người đàm phán phải có khả năng giao tiếp rõ ràng với đối tác trong suốt cuộc đàm phán. Việc hiểu lầm có thể xảy ra nếu người đàm phán không nêu rõ được quan điểm của họ.

Trong một cuộc họp, người đàm phán hiệu quả là người có kĩ năng tạo nên kết quả mà anh ta mong muốn.

  1. Cộng tác và làm việc nhóm

Đàm phán không nhất thiết chỉ một bên không đồng ý. Một nhà đàm phán hiệu quả có kỹ năng làm việc nhóm và khuyến khích tạo nên môi trường hợp tác khi đàm phán.

Việc cộng tác và làm việc nhóm khi đàm phán là hai vấn đề cần phải thực hiện để đưa đến cách giải quyết hiệu quả nhất.

  1. Giải quyết vấn đề

Các thành viên trong cuộc đàm phán có thể tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau.

Thay vì tập trung vào một mục tiêu của cuộc đàm phán, thì các thành viên có thể  chuyển hướng sang tập trung giải quyết các vấn đề theo trình tự, điều đó giúp ích cho kế hoạch tổng quát hơn. 

     8. Khả năng quyết định

Những nhà lãnh đạo với kĩ năng đàm phán có khả năng hành động một cách kiên định trong khi đàm phán. Nó cần thiết trong quá trình thỏa thuận để đến với cam kết nhanh nhất giữa các bên.

  1. Kỹ năng tương tác

Những nhà đàm phán giỏi có kỹ năng tương tác để duy trì tốt các mối quan hệ khi làm việc. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.

Nhà đàm phán sẽ phải có tính kiên nhẫn, kĩ năng thuyết phục người khác mà không dùng đến các mánh khóe để duy trì không khí hòa nhã trong những tình huống khó khăn.

  1. Đạo đức và khả năng thực tế

Quy chuẩn đạo đức và tính thực tế trong mỗi nhà đàm phán tạo nên môi trường đàm phán đáng tin tưởng. Hai mặt của cuộc đàm phán cần phải có sự tin tưởng và phía hợp tác sẽ phải tuân thủ lời hứa và thỏa thuận. Nhà đàm phán cũng cần phải thi hành những kế hoạch anh ta đề ra sau khi cuộc thỏa thuận kết thúc.

10 kĩ năng quan trọng để quản lí dự án

Thực sự khó để đặt tên cho công việc đòi hỏi nhiều những kĩ năng trong việc quản lí dự án. Những người quản lí dự án ngày nay có kiến thức về từng lĩnh vực cụ thể, khả năng giao tiếp tốt, và khả năng làm việc với số liệu cực tốt. Tuy nhiên đó chỉ là một số kĩ năng.

quản lý dự án

Với danh sách mở rộng một số kĩ năng cần thiết, điều đó không có nghĩa những nhà quản lí có trình độ đều đáp ứng được các đòi hỏi cao.

Mặc dù danh sách những kĩ năng quản lí dự án gần như vô hạn, những kĩ năng hiện tại quan trọng hơn những thứ khác.

Nếu bạn có kinh nghiệm về quản lí dự án, những kỹ năng bạn dùng hàng ngày giúp bạn thực hiện dự án đúng thời gian quy định và trong ngân sách được giao.

Nếu bạn là nhà quản lí dự án giỏi, tìm kiếm những phương pháp mới để xây dựng và phát triển dự án bạn đang làm, phát triển những kĩ năng sẽ là con đường giúp bạn đi đến thành công.

  1. Quản lí ngân sách: Để dự án theo đúng kế hoạch, nhà quản lí dự án phải cho ra bảng tính sơ bộ và phải duy trì mức dự toán. Việc xác định sự chênh lệch hoặc sự khác nhau giúp bạn kiểm soát tốt hơn.
  1. Tầm nhìn quản lí: Những nhà quản lí dự án phải hiểu rõ họ nên làm gì và không nên làm gì ngày từ khi bắt đầu dự án. Khi cảm thấy dự án cần thay đổi, bạn phải chắc rằng những chứng từ, tài liệu liên quan cũng được thay đổi cho phù hợp, sẽ có những đợt kiểm toán diễn ra và các cuộc họp với các cổ đông về thời gian và ngân sách thực hiện. Bạn nên học thêm về tầm nhìn quản lý: http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1227&Itemid=14
  1. Giải quyết các tranh cãi: Sự quan trọng của dự án và đòi hỏi cao hơn từ phía các cổ đông làm tăng sự tranh luận giữa các nhóm. Nếu có sự bất đồng giữa những thành viên cùng nhóm, giữa nhà cung cấp và khách hàng, giữa các nhóm cổ đông. Một nhà quản lí dự án giỏi sẽ biết cách làm dịu xuống những căng thẳng và tìm cách giải quyết trong tương lai. Cho họ thấy vòng đời của dự án một cách rõ ràng sẽ làm hạn chế những tranh cãi và có thể thực hiện đúng tiến trình.
  1. Thuyết trình: Nếu bạn là người viết xuất sắc và người nói thu hút, việc trình bày một bài thuyết trình hay sẽ là kĩ năng nổi bật và đòi hỏi phải được tập luyện. Nhà quản lí dự án phải giỏi lập bản powerpoint, slideshare và các thiết bị chiếu để truyền tải các thông điệp quan trọng.
  1. Quản lí thời gian: Công việc của nhà quản lí chiến lược liên quan đến việc quyết định và cách giao tiếp hiệu quả để không lãng phí thời gian của họ, nhưng quan trọng là cách bạn quản lí thời gian như thế nào. Bạn có thể làm việc hiệu quả hơn bằng cách giao việc cho các thành viên khác, làm nhiều việc, hoặc sắp xếp lại lịch làm việc của bạn.
  1. Kĩ năng thương lượng: Việc trao đổi về ngân sách, phân bổ nguồn lực, và thời gian có thể trở nên phản tác dụng nếu bạn không giải quyết bằng chiến lược. Những nhà quản lí dự án giỏi biết cách thỏa hiệp và cách họ giữ lập trường của mình mà không làm tổn hại đến các mối quan hệ tại công ty.
  1. Quản lí mối quan hệ: Nhà quản lí dự án giỏi nỗ lực để xây dựng niềm tin với khách hàng, nhà cung cấp, và các thành viên trong nhóm. Mối quan hệ công sở tốt đẹp sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi có tranh cãi và những tình huống khó khăn.
  1. Quản lí rủi ro: Khi vài thứ đi lệch quỹ đạo so với dự án, tất cả mọi người sẽ quy vấn đề về cho nhà quản lí dự án. Bất chấp các tình huống, mọi người có thể thấy rằng nhà quản lí có thể thấy trước và ngăn chặn các rắc rối. Các vấn đề phát sinh và những giải quyết tức thời sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong dự án.
  1. Duy trì các cuộc đối thoại: Với cách quản lí dự án truyền thống, đây là cách tốt để giữ người trong nhóm và tránh việc quá tải thư từ và các cuộc gặp. Giảm các cuộc gặp và thư trong khi mọi người trong guồng quay công việc với phần mềm quản lí dự án hiện đại – nơi tất cả những thông tin được tổng hợp tại cùng một nơi.
  1. Dùng công nghệ một cách hiệu quả: Phần mềm quản lí dự án phát triển trong vài năm gần đây, việc đó mở ra những cơ hội mới cho việc cộng tác, quản lí dữ liệu, giao tiếp và báo cáo. Việc dùng những công cụ mới nhất giúp bạn làm việc hiệu quả và tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dự án.

Những thay đổi trong quy định làm thêm giờ theo Bộ luật lao động 2017

Theo một dự thảo về quy định làm thêm giờ của Bộ lao động, thương binh và xã hội (BLĐTBXH), trung bình người lao động Việt Nam có thể làm thêm 600 giờ mỗi năm.

Hiện nay, con số này là 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm, theo điều 106 Bộ luật lao động 2012 hiện hành.

Tuy nhiên trên thực tế, do nhu cầu tăng tốc để phát triển, một số khu vực và ngành công nghiệp đặc thù như dệt may, da giày, chế biến hải sản, cung cấp điện nước, viễn thông có số giờ làm thêm lên đến 300 giờ mỗi năm.

Giới hạn số giờ làm thêm 600 giờ mỗi năm là một trong 2 phương án liên quan đến làm thêm giờ đang được Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cân nhắc.

Cả hai phương án đều đề nghị thời gian tăng ca không quá 12 giờ/ngày và không quá 5 ngày liên tục làm đến 12 giờ mỗi thời kỳ tăng ca.

Các phương án này xuất phát từ nhu cầu của các công ty tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài và cả một phần lớn người lao động mong muốn làm thêm để gia tăng thu nhập.

Nếu được thông qua, thì các quy định mới sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của công nhân Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Hiện nay, con số 200 giờ giờ được phép làm thêm tối đa ở VN thấp hơn nhiều các nước Đông Á khác như Thái Lan 1.872 giờ, Hàn Quốc 1.456 giờ, Malaysia 1.248 giờ, Singapore 865 giờ, Indonesia 728 giờ, Lào 540 giờ và không có giới hạn ở Campuchia và Philippines.

“Quy định số giờ được phép làm thêm ở Việt Nam khắt khe hơn bất cứ nơi nào khác trong khu vực”, HR in Asia trích lời ông Colin Blackwell, trưởng ủy ban phụ về lao động của diễn đàn kinh tế Việt Nam và nhà tư vấn cấp cao của Talentnet.

Còn theo chủ tịch hiệp hội thương mại hải ngoại Hàn Quốc Ryu Hang Ha, số giờ làm thêm ở Việt Nam không đủ để đáp ứng các yếu tố về yêu cầu làm việc của các loại doanh nghiệp khác nhau, ví dụ vào giờ cao điểm và buổi tối.

Ông cho rằng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các doanh nghiệp nên tăng số giờ làm thêm lúc cao điểm và ngược lại phải giảm bớt khi không cần thiết.

Đồng tình với ý kiến trên, chủ tịch hiệp hội kinh doanh Nhật Bản Taiji Yanai cũng cho rằng giới hạn thời gian làm thêm hiện tại ở Việt Nam nên được thay đổi một cách linh hoạt vì quy định hiện hành sẽ không còn phù hợp cho cả các ngành công nghiệp muốn có thời gian làm việc linh động hơn cho người lao động muốn nâng cao thu nhập và cải thiện chuyên môn công việc.

Tìm thử việc làm tại TPHCM qua đường link sau đây: 12,514 việc làm 2017

Blackwell tin rằng một khi các quy định làm thêm giờ được thay đổi, mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực hoạt động sẽ linh hoạt và tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn.

Các đề xuất, dự thảo về Bộ luật Lao động mới nhất 2017 nếu được thông qua sẽ thay thế Bộ luật Lao động 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.