Levansy2017

Undergraduate là gì? Giáo dục đại học tại Việt Nam

Trong lĩnh vực giáo dục, có nhiều người biết đến thuật ngữ undergraduate nhưng một số người lại chưa hiểu rõ từ này có ỹ nghĩa là gì. Hãy tìm hiểu ngay sau đây để biết undergraduate là gì và các thông tin liên quan đến giáo dục tại Việt Nam.

Việc mượn các từ tiếng Anh ngắn gọn để chỉ một cụm từ nào đó trong tiếng Việt hiện nay khá phổ biến. Đặc biệt, trong hệ thống giáo dục với bối cảnh hòa nhập vào nền giáo dục chung của toàn thế giới thì chúng ta lại càng nên biết nhiều về thuật ngữ chuyên dùng. Trước hết là mọi người cần tìm hiểu undergraduate là gì và bên cạnh là một số thuật ngữ có liên quan.

Undergraduate là gì? Các thuật ngữ liên quan

Trong tiếng anh, undergraduate được cắt nghĩa như sau: under có nghĩa là dưới và trong trường hợp này được hiểu là một người chưa tốt nghiệp. Graduate có nghĩa là những người tốt nghiệp đại học hoặc học một khóa đào tạo nào đó được cấp bằng. Vậy, undergraduate có nghĩa là chưa tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, thuật ngữ này còn chỉ những người vừa mới bắt đầu làm việc.

Ở cấp bậc cử nhân đã hoàn thành chương trình đại học thì người ta còn gọi là bachelor. Nhưng từ này thường đi kèm với một từ khác để chỉ người tốt nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau chẳng hạn bachelor’s degree(bằng cử nhân). Trong đó, Bachelor of Art( Bằng cử nhân thuộc các khối ngành khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, thương mại… Bachelor of Sciense(Bằng cử nhân thuộc khối ngành khoa học kỹ thuật).

Bên cạnh đó, là một số từ liên quan mà mọi người nên biết như: Postgraduate students(sinh viên tiếp tục theo học bằng thạc sĩ hay tiến sĩ); Postgraduates(hoàn thành việc học thạc sĩ, tiến sĩ); Master’s degree(bằng thạc sĩ); Doctor’s degree(bằng tiến sĩ); Undergraduate student(sinh viên đại học); Degree(bằng đại học); Diploma/Certificate(chứng chỉ của các trường nghề)…

Phương thức giáo dục đại học tại Việt Nam

Theo quy trình tuyển sinh và đào tạo, khi nhập học tại các trường đào tạo đại học thì các bạn bắt buộc phải hoàn thành chương trình học phổ thông với hình thức thi được đổi mới từ năm 2015 là “Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia”. Sau đó, lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo nguyện vọng. Nếu trúng tuyển các bạn sẽ được đào tạo theo phương pháp học phần hoặc tín chỉ với thời gian 3-4 năm tùy vào ngành học.

Về phương pháp đào tạo: Nhằm đạt được mục đích là hội nhập và phát triển nền giáo dục nên phương pháp đào tạo tín chỉ được nước ta đã và đang áp dụng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Với các đặc điểm như: lấy người học làm trung tâm giúp các bạn tự chủ động nghiên cứu và sáng tạo, độ mềm dẻo và linh hoạt trong việc lựa chọn môn học và giáo viên giúp các bạn lựa chọn hướng đi phù hợp cho mình, chủ động về thời gian học tập và ra trường tùy thuộc vào khả năng của mỗi người…

Về hình thức đào tạo: Tại Việt Nam hiện nay với 3 hình thức: chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa. Ngoài ra, hệ thống giáo dục nước ta còn mở rộng hình thức đào tạo liên thông dành cho những người muốn nâng cấp trình độ chuyên môn từ trung cấp lên cao đẳng hoặc đại học, cao đẳng liên thông lên đại học. Sau khi tốt nghiệp văn bằng được sử dụng và có giá trị như nhau.

Phân loại theo trình độ giáo dục

Trình độ giáo dục ở nước ta được phân loại như sau: Trung cấp chuyên nghiệp là những lao động lành nghề, nặng về thực hành để áp dụng vào thực tế. Cao đẳng có trình độ gần như đại học nhưng thiên về thực hành hơn. Đại học hướng đế năng lực nghiên cứu các lý thuyết và nhận thức các quy luật nhằm đưa ra giải pháp để vận dụng vào thực tiễn. Sau đại học bao gồm thạc sĩ và tiến sĩ, có trình độ chuyên môn cao và khẳ năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá những xu hướng phát triển của các hiện tượng để đưa ra lý thuyết mới phù hợp với thực tại.

Mục tiêu của việc phân loại và giáo dục ở các cấp bậc nhằm đào tạo nguồn lực có chuyên môn để phục vụ việc nghiên cứu, học hỏi các phương thức phát triển kinh tế – xã hội, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào môi trường thực tiễn ở nước ta. Và hơn hết là nhấn mạnh việc bồi dưỡng tư tưởng đạo đức và các phẩm chất, kỹ năng quan trọng để thực hành nghề nghiệp, duy trì nguồn lực bền vững, lành mạnh cho xã hội.

Như vậy, câu hỏi undergraduate là gì đã được giải đáp trong phần trình bày trên. Qua đó, mọi người còn biết thêm phương thức đào tạo giáo dục ở Việt Nam hiện nay giúp chúng ta có thể tham khảo và lựa chọn hình thức học phù hợp với nguyện vọng của từng người.

Xu hướng tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam trong quí 4 năm 2016 và năm 2017

Trong thời gian tới, sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao trong một số lĩnh vực bao gồm công nghệ thông tin, ngành bán lẻ đặc biệt là lĩnh vực giải khát và giáo dục / đào tạo ở Việt Nam. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, hiện có một số doanh nghiệp nước ngoài chuyên ứng dụng công nghệ muốn mở văn phòng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng mạnh; Do đó, rất có thể nhu cầu tuyển dụng đối với kỹ sư công nghệ thông tin sẽ tăng nhanh từ quý 4 năm 2016 đến đầu năm 2017. Ngành giải khát đang trải qua một số biến động do cơ cấu lại tổ chức và các giao dịch M & A. Do đó, dự đoán rằng nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng đáng kể trong phân khúc này trong quý tiếp theo và đầu năm 2017.

Những phát hiện này đã được công bố trong báo cáo mới nhất của Navigos Search về nhu cầu tuyển dụng các nhà quản lý cấp trung và cao cấp tại Việt Nam trong quý 3 năm 2016. Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các trung tâm đào tạo tiếng Anh, các trường học quốc tế và các trung tâm giáo dục trực tuyến sử dụng các mô hình giáo dục mới như E-learning, STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán) sẽ phát triển rất nhanh.

Do đó, người ta ước tính rằng những ứng cử viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ có nhu cầu cao trong thời gian tới.

Các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và tài chính ngân hàng là 3 lĩnh vực được tuyển dụng hàng đầu.

Trong quý 3 năm 2016, các ngành này đã chứng kiến sự tăng trưởng không nhỏ trong nhu cầu tuyển dụng của khách hàng so với quý trước. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng đã tăng 66% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu tuyển dụng trong ngành chế tạo đứng thứ nhất với 38% trong quý, tiếp theo là hàng tiêu dùng nhanh và bán lẻ nhanh (FMCG) ở mức 15%/.

Trong khi đó, ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm chỉ chiếm 12%.

Trong khi lĩnh vực sản xuất có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, tập trung chủ yếu vào xây dựng công nghiệp. Trong Quý 3 năm 2015, ngành Dệt may đã có nhiều tuyển dụng. Tuy nhiên, năm nay ngành này có nhu cầu tuyển dụng thấp. Hiệp hội Dệt may Việt Nam xác nhận rằng ngành này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2016.

Quản lý Quan hệ đối ngoại là một vị trí có nhu cầu trong Bán lẻ, FMCG cũng như các lĩnh vực khác, bao gồm cả bảo hiểm. Vị trí này rất quan trọng đối với các chính sách kinh doanh của tất cả các nhóm, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Trong quý 3 và quý 4 năm 2016, các doanh nghiệp thường lập kế hoạch kinh doanh cho năm 2017 và vị trí này khá “nóng”. Tuy nhiên, theo quan sát của Navigos Search, không có nhiều ứng viên đủ điều kiện cho vị trí này, đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan Chính phủ, kinh nghiệm về công tác truyền thông cho các tập đoàn đa quốc gia, hiểu biết về luật, vv.

Trong quý 3 năm 2016, nhiều nhà quản lý cao cấp và cấp trung đã được trả lương hàng tháng từ 100 triệu đồng đến 195 triệu đồng. Các doanh nghiệp bán lẻ, FMCG và Bộ phận Giáo dục / Đào tạo đều được trả mức lương cao nhất. Phần lớn là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Làm sao để học hết tất cả bài học vào đêm trước kỳ thi?

Nguồn exam.com

Kỳ thi là nỗi ám ảnh đối với nhiều bạn sinh viên. Cả tuần bạn lơ là học tập vì lo chơi game thâu đêm. Làm sao để chuẩn bị cho cuộc thi vào ngày mai?

Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phương pháp học nhồi kiến thức nhanh nhất.

Phần 1. Trước khi ôn

Tìm một nơi yên tĩnh để học.

Hãy chắc chắn rằng nó không quá thoải mái (chẳng hạn như trên giường hay trên một chiếc ghế dựa) bởi vì bạn sẽ có nguy cơ buồn ngủ.

Ăn lành mạnh.

Bạn có thể nghĩ đến 16 lon Red Bull và 5 thỏi Snickers là cách tốt nhất. Nhưng đó không phải là một phương pháp để học mà còn hại sức khỏe của bạn

Kích thích mình bằng cà phê lúc đầu có thể khiến bạn tỉnh táo, nhưng bạn cuối cùng sẽ buồn ngủ hơn vào sáng hôm sau khi đang làm bài thi.

Đặt báo thức.

Trong trường hợp xấu nhất: Bạn thức dậy trong một đống mực in trên má vì  bạn đã ngủ quên trên ghi chú môn Hóa. Nhưng bạn đã nhớ đặt báo thức, vì bạn sẽ không phải đi trễ kỳ thi vào lúc 8h sáng.

Phần 2 Khi đang ôn thi

Hãy giữ tâm bình tĩnh.

Phần này có thể khó, nhưng chỉ cần hít thở sâu và cố gắng tổng hợp những suy nghĩ của bạn!

Hãy nhớ đến nơi mà bạn để lại tất cả những cuốn sách giáo khoa và gom nhặt lại từng mảnh giấy và flashcard cũng là một ý tưởng tốt.

Bắt đầu ngay từ đầu; không tập trung vào những chi tiết nhỏ!

Tập trung vào bức tranh lớn hơn – làm nổi bật những điểm quan trọng mà bạn nghĩ có thể có trong bài thi. Cũng nên nhớ nhìn kỹ từ vựng! Nó rõ ràng sẽ giúp bạn hiểu nếu bạn biết từ đó có nghĩa gì.

Ưu tiên.

Đây là phần ôn quan trọng nhất. Bạn có một lượng thời gian rất hạn chế – bạn phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhất có thể. Đi sâu vào chi tiết và chỉ học những gì bạn nghĩ là xứng đáng cho bài thi.

Viết ra thông tin quan trọng hoặc kể lại các chi tiết nhỏ.

Điều này sẽ giúp cho bộ não của bạn xử lý tài liệu tốt hơn. Nếu bạn chỉ đọc lướt qua sách giáo khoa hoặc các ghi chú của bạn, bạn có thể sẽ không nhớ bất cứ điều gì!

Tạo flashcard.

Đây là một cách tốt để tự ôn bài và nó cũng giúp bạn xử lý các thông tin khi bạn viết ra và hãy đọc thành tiếng! Sử dụng màu sắc khác nhau cho các chủ đề hoặc các chương khác nhau.

Nghỉ giải lao giữa những buổi học

Nghe có vẻ lừoi biếng, nhưng bộ não của bạn sẽ có thể xử lý nhiều thông tin hơn nếu bạn để nó nghỉ ngơi hợp lý.

Học nhồi nhét là không hiệu quả và làm bạn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi.

Mặc dù bạn đang học ít nhưng bạn sẽ nhớ lâu hơn là học nhồi nhét.

Phần 3. Sau khi ôn

Bạn cần đi ngủ sớm.

Nếu bạn thức cả đêm bạn sẽ rất mệt mỏi vào buổi sáng có nguy cơ bạn sẽ không nhớ gì cả! Hãy thức dậy vào buổi sáng sớm khoảng 30-45 phút và xem lại các ghi chú nổi bật và sách giáo khoa của bạn. Nếu bạn có làm flashcard, xem lại chúng một lần nữa.

Ăn sáng.

Bạn đã nghe từ mọi người rằng một bữa ăn dinh dưỡng trước khi thi sẽ giúp não bộ bạn hoạt động tốt hơn. Ăn bữa sáng đơn giản không nên ăn nhiều nếu bạn không muốn bị đau bụng.

Hít một hơi thật sâu.

Xem qua các thông tin một vài lần trên đường đến trường. Rất có thể nếu bạn chú ý trên lớp và học thêm vào ban đêm sẽ rất tốt.

Rủ một người bạn trong lớp cùng dò bài.

Có 5 phút trước khi giáo viên vào lớp, vì vậy hãy sử dụng chúng! Thay phiên nhau dò bài.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể tìm được phương pháp học tập hữu hiệu nhất. 

Cách để học nhanh tiếp thu nhất

Lựa chọn mục tiêu của bạn

Lập ra các mục tiêu mà bạn muốn thực hiện để cải thiện việc học.

Những mục tiêu nào đòi hỏi bạn phải tìm hiểu thêm trước khi bạn có thể tự tin thay đổi những gì bạn muốn?  Hãy tìm ra một mục tiêu mà bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ mà không cần nhiều điều kiện.

Trong trường hợp này, mục tiêu chúng tôi đưa ra là để phát triển trí não tốt hơn. Vậy thì kế hoạch chuẩn bị cho việc học tốt hơn có thể là:

  • Học càng sớm càng tốt
  • Ngủ ngon giấc
  • Ăn đồ ăn tốt cho sức khỏe
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục

Các tiêu chí để việc học dễ dàng hơn

  • Ưu tiên những bài học dễ hiểu nhất.
  • Hãy tin tưởng vào trực giác của bạn.
  • Lên dàn ý những bài nào cần học.
  • Tìm ai đó đã hoàn thành những gì bạn muốn làm và nhờ họ hướng dẫn.
  • Tiến hành nghiên cứu trên internet, tham gia học trên lớp, phỏng vấn những người khác, và tìm một người cố vấn.

Chọn giải pháp tốt nhất.

  • Chọn ra một mục tiêu nhỏ trong khung thời gian mà bạn có thể thành công với năng lượng và sự tập trung của bạn
  • Ghi ra những hạn chế thời gian, hạn chế không gian, và trạng thái tinh thần của bạn.
  • Lên lịch thời gian trong ngày cho việc học tập và thực hành những gì bạn học.
  • Phát triển thói quen chú ý đến những gì bạn muốn học hoặc cải thiện.
  • Đừng cố gắng học quá sức của bạn

Ngồi ngay vào bàn và bắt đầu học

Để tiến hành học có hiệu quả, bạn cần phải có một kế hoạch và tiến hành ngay.

Bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm thực tế chứ không phải lý thuyết suông nữa.

Đọc thêm kênh 14 giới thiệu các phương pháp học: http://kenh14.vn/hoc-duong/10-phuong-phap-hoc-tap-la-nhung-hieu-qua-20160125002151834.chn

Đánh giá kết quả và những cột mốc quan trọng của bạn.

  • Bạn đã tiếp cận chúng chưa? Bạn đã học đủ để thực hiện một kế hoạch làm bài tập mới chưa? Bạn đã tìm ra một cách để cải thiện thói quen ngủ hiệu quả của mình chưa?
  • Một lời nhắc nhở trong lịch của bạn sẽ nhắc nhở bạn. Đặt thời gian “kiểm tra” để đánh giá các thông tin mà bạn học được; xem nó có hiệu quả hay không; bạn có nhận ra nhiều thứ mà bạn cần biết không. Cái gì đã làm được và cái gì không? Tại sao?

Cải tiến phương pháp học. Nếu các phương pháp học tập bạn đã chọn thành công, thì bạn tiếp tục thực hiện nó. Nếu không, bạn hãy làm lại từ đầu và chọn một phương pháp khác cho đến khi có kết quả.

8 cách để cải thiện kĩ năng thuyết trình

 

‘Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào chất lượng trong quá trình giao tiếp’. Qua các thời điểm khác nhau, tôi biết được rằng những người nói trước công chúng hay nhất thế giới đã thực hiện một số cách. Đó là cách để họ tạo nên nghệ thuật nói trước công chúng theo những hướng dẫn bên dưới.

  1. Thể hiện tính cách cá nhân của người nói

Bạn đồng ý hoặc không đồng ý với điều đó, người nói trước công chúng không chỉ được đánh giá bởi khán thính giả. Cách họ ăn mặc, cách họ mang màu sắc cá nhân vào bài nói trên sân khấu là dấu ấn lớn mà họ mang đến chất lượng bài thuyết trình.

  1. Nội dung và kiến thức

Bạn không thể phát biểu lĩnh vực bạn không biết. Nhiều người nói có thể nói nhiều hơn những kiến thức mà họ biết. Đọc nhiều nhất có thể về chủ đề nào đó từ các nguồn khác nhau. Điều này giúp bạn mở rộng tầm nhìn và giúp bạn có nền tảng kiến thức tốt.

  1. Thành phần khán thính giả

Người nói trước công chúng nên biết sơ lược về khán thính giả – sơ lược về trình độ văn hóa, mong muốn, và điều họ muốn nghe. Điều này cho bạn cái nhìn tổng quát về cấu trúc cuộc nói chuyện.

  1. Đam mê

Người ta có thể quên những gì bạn nói, nhưng họ hiếm khi quên được cảm xúc của bạn khi nói về chủ đề đó. Sau nhiều năm làm trong lĩnh vực nói trước công chúng, tôi có thể nói một điều rằng chủ đề cuộc nói chuyện là nguyên nhân khiến cảm xúc người nghe tăng lên hoặc giảm xuống. Bạn tin hay không tin bao nhiêu phần trăm về việc chủ đề sẽ gây cảm hứng cho người nghe?

  1. Giao tiếp phi ngôn ngữ

Khoảng 60% bài thuyết trình thành công dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ. Những người nói trước công chúng tuyệt nhất phải gây được sự chú ý từ phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ – về tông giọng và cử chỉ cơ thể. Thông điệp đơn giản có thể thay đổi bằng tông giọng và cách di chuyển cơ thể phù hợp.

  1. Hài hước và biểu cảm

Nó minh chứng rằng khán thính giả sẽ nhớ không chỉ thông điệp mà còn bởi hai yếu tố – óc hài hước và biểu cảm. Một bài thuyết trình thành công là sự kết hợp của các yếu tố trên.

  1. Phương pháp

Một khi bạn hoàn thành nghiên cứu về chủ đề cho bài nói và sơ lược về các khán thính giả. Hãy nghĩ về phương pháp tốt nhất để truyền tải thông điệp cho bài thuyết trình. Bạn thực sự cần đến ứng dụng powerpoint hay có cách nào đó hay hơn để truyền tải ý tưởng của bạn về chủ đề không?

  1. Luyện tập

Việc học thuộc là cách tốt nhất trong tất cả các kỹ năng. Bạn luyện tập càng nhiều cho bài thuyết trình, cơ hội bạn thể hiện tốt bài thuyết trình càng cao. Bạn hãy đứng trước gương và nói trong vài phút về các chủ đề khác nhau mỗi ngày. Nếu có thể, bạn tự tay quay lại khi nói bằng máy quay phim trên điện thoại. Nói trước công chúng là kĩ năng có thể học và mọi người có thể trở nên chuyên nghiệp kĩ năng này nếu họ luyện tập.

 

10 kỹ năng giao tiếp thành công tại nơi công sở

Nguồn: Doanhnhansaigon.com

Khả năng giao tiếp hiệu quả với các lãnh đạo cấp cao, đồng nghiệp, và nhân viên rất cần thiết. Những nhân viên vào thời đại internet phát triển còn phải biết cách để nhận g việc. và phản hồi tin nhắn thông qua email, skype và Zalo về vấn đề công việc.

Đây là 10 kĩ năng giao tiếp giúp bạn tạo nên sự khác biệt và thành công trong thị trường công việc ngày nay.

  1. Lắng nghe

Trở thành một người nghe tốt là cách tốt nhất để trở thành người giao tiếp giỏi.

Không một ai thích giao tiếp với một người không dành thời gian để nghe người khác nói và chỉ quan tâm đến những gì họ nói. Thay vì vậy hãy lắng nghe một cách chủ động. Lắng nghe chủ động là khi bạn tập trung vào những gì người khác đang nói, hỏi những câu hỏi, và lặp lại bằng một cách khác để chắc chắn rằng bạn hiểu. Thông qua cách lắng nghe chủ động, ban có thể hiểu người khác nói gì và đáp lại một cách phù hợp.

Xem thêm về kỹ năng giao tiếp

  1. Giao tiếp phi ngôn ngữ

Ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc ánh mắt, cử chỉ bàn tay, tông giọng là tất cả thông điệp bạn muốn truyền tải đến người khác. Việc cởi mở và những hành động thoải mái (cánh tay mở, chân thả lỏng) và giọng nói thân thiện sẽ giúp bạn ấn tượng và mọi người cởi mở trò chuyện cùng bạn hơn. Ánh mắt cũng rất quan trọng, bạn muốn ai đó tập trung vào những gì bạn đang nói nhưng đừng nhìn chằm chằm, điều đó làm anh/cô ấy cảm thấy khó chịu.

Bạn cũng nên gây chú ý bằng tín hiệu phi ngôn ngữ trong khi bạn giao tiếp. Thông thường, những tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ cho bạn biết người đó thực sự đang cảm thấy như thế nào. Ví dụ, nếu một ai đó không nhìn thẳng vào mắt bạn có thể anh/cô ta cảm thấy không thoải mái hoặc đang che giấu điều gì đó.

Xem thêm website về kỹ năng 15 phút một ngày: http://www.15phut.vn/

  1. Sự rõ ràng và súc tích

Cố gắng truyền tải thông điệp ngắn gọn trong vài từ ngắn nhất có thể.

Bạn muốn nói một cách ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp, bạn cần xác định bạn đang nói chuyện với một ai đó bằng điện thoại, trực tiếp, hay thư điện tử. Nếu bạn nói dông dài, người nghe không biết chính xác bạn muốn nói gì. Nghĩ về điều bạn muốn nói trước khi bạn nói ra, điều đó giúp bạn tránh việc nói lan man và gây rối loạn cho người nghe.

  1. Thân thiện

Bằng giọng thân thiện, câu hỏi mang tính cá nhân, hoặc đơn giản là mỉm cười, bạn sẽ tạo cơ hội cho các đồng nghiệp có những cuộc đối thoại chân tình với bạn. Điều này quan trọng trong những cuộc đối thoại mặt đối mặt và viết thư. Khi có thể, hãy gửi thư mang tính cá nhân đến đồng nghiệp và nhân viên của bạn cùng với dòng chữ ngắn ‘Tôi chúc bạn có ngày cuối tuần vui vẻ’ vào đầu thư với nội dung mang tính cá nhân này sẽ giúp người nhận cảm thấy được đánh giá cao hơn.

  1. Tự tin

Quan trọng là sự tự tin của bạn trong việc tương tác với mọi người. Sự tự tin đảm bảo đồng nghiệp của bạn sẽ tin tưởng và nghe theo lời bạn nói hơn.

Ngoại trừ sự tự tin, bạn cũng sử dụng giao tiếp bằng ánh mắt và dùng giọng nói thân thiện. Dĩ nhiên, cẩn thận với giọng tông cao có thể gây hiểu lầm rằng bạn đang giận dữ. Hãy chắc rằng bạn luôn lắng nghe và thấu hiểu người khác.

  1. Thấu hiểu

Khi bạn không đồng tình với nhân viên, đồng nghiệp hoặc sếp, việc thấu hiểu rất quan trọng để bạn hiểu và tôn trọng quan điểm của họ. Việc dùng cụm từ đơn giản ‘Tôi hiểu ý của anh’ chỉ cho bạn thấy việc bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ.

  1. Mở rộng tầm nhìn

Người giao tiếp tốt nên tham gia cuộc nói chuyện với sự uyển chuyển và sẵn sàng học hỏi. Việc cởi mở trong việc lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn so với việc bạn chen ngang với các ý tưởng của mình. Việc cố gắng tham gia vào cuộc đối thoại với người bạn không đồng tình ý kiến với thái độ thấu hiểu sẽ giúp họ cảm thấy bạn chân thành, và có cuộc đối thoại hiệu quả.

  1. Tôn trọng

Mọi người sẽ cởi mở hơn trong việc trò chuyện với bạn nếu bạn tôn trọng ý kiến của họ. Hành động đơn giản là dùng tên họ, sử dụng giao tiếp bằng mắt, và lắng nghe chủ động khi người ta nói sẽ giúp họ cảm thấy được đánh giá cao. Trên điện thoại, bạn cần tránh việc xao lãnh và tập trung vào cuộc hội thoại.

Áp dụng sự tôn trọng trong khi viết thư điện tử là cách lấy được thiện cảm từ ngừoi khác. Nếu bạn viết thư dài dòng, luộm thuộm, người nhận sẽ nghĩ bạn không tôn trọng họ thông qua cuộc đối thoại.

  1. Phản hồi

Có khả năng việc gửi và nhận phản hồi cũng là kĩ năng giao tiếp quan trọng. Quản lí nên tiếp tục gửi phản hồi cho nhân viên qua thư điện tử, điện thoại, hoặc cập nhật hàng tuần. Gửi phản hồi cũng như việc bạn gửi tin nhắn ‘Làm tốt lắm’ đến nhân viên sẽ tạo động lực cho họ.

Đơn giản, bạn nên đồng ý và nhận phản hồi từ những người khác. Lắng nghe phản hồi, hỏi câu hỏi nếu bạn không chắc chắn về các vấn đề, và cố gắng thực hiện theo những phản hồi đó.

  1. Chọn cách giao tiếp phù hợp

Kĩ năng giao tiếp quan trọng là dùng loại giao tiếp nào. Ví dụ, một vài cuộc đối thoại quan trọng bạn nên đối thoại trực tiếp. Bạn nên nghĩ đến một ai đó bạn muốn nói chuyện nhưng họ bận – bạn có thể gửi thư điện tử. Mọi người sẽ đánh giá cao việc bạn chọn phương pháp giao tiếp phù hợp và sẽ phản hồi tích cực đến bạn.

 

10 kỹ năng đàm phán hiệu quả

Nguồn Vnwriter

Nhiều nhà tuyển dụng thường đề cập đến kỹ năng đàm phán như một phần yêu cầu đối với các ứng viên.

Khả năng đàm phán đòi hỏi phải dùng đến kỹ năng giao tiếp và tương tác để mang đến kết quả như mong đợi.

Những vấn đề của việc đàm phán xảy ra khi hai bên hoặc các bên không đồng ý cùng một cách giải quyết hoặc không cùng chung một mục tiêu của dự án.

Một cuộc đàm phán thành công đòi hỏi hai bên bàn bạc và đi đến sự đồng thuận từ hai phía.

Sau đây, tôi sẽ chia sẽ phương án 10 kỹ năng đàm phá hiệu quả nhất đến các bạn

  1. Phân tích vấn đề

Một nhà đàm phán hiệu quả phải có những kĩ năng phân tích vấn đề để xác định điều quan tâm của mỗi bên trong cuộc đàm phán.

Chi tiết việc phân tích vấn đề là xác định vấn đề, điều quan tâm của các bên và mục tiêu chính.

Ví dụ, trong cuộc đàm phán về hợp đồng giữa chủ và nhân viên, vấn đề ở đây là các bên không đồng ý về mức lương và các lợi ích.

Việc xác định vấn đề của 2 bên có thể giúp tìm ra được điểm chung và cách giải quyết ổn thỏa cho các bên.

  1. Sự chuẩn bị

Trước khi tham gia cuộc họp, những nhà đàm phán chuyên nghiệp đều chuẩn bị kỹ càng trước mỗi cuộc họp.

Việc chuẩn bị gồm xác định mục tiêu, lĩnh vực, khía cạnh cần thỏa thuận và các mục tiêu dự phòng khác.

Bên cạnh đó, những nhà đàm phán cũng cần nghiên cứu mối quan hệ của hai bên khi đàm phán trước đây để biết rõ về sự thỏa thuận và các mục tiêu.

Quyết định trước đó và kết quả có thể giúp bạn dự đoán và cải thiện được cho đợt đàm phán hiện tại.

  1. Nghe chủ động

Người đàm phán cần có kỹ năng lắng nghe chủ động trong suốt cuộc đàm phán. Lắng nghe chủ động liên quan đến khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể cũng như giao tiếp ngôn ngữ.

Điều quan trọng là lắng nghe đối tác để tìm ra điểm chung cho cuộc đàm phán.

Thay vì tốn thời gian cho cuộc đàm phán mà đối tác chỉ đưa ra quan điểm của họ, một người đàm phán tốt sẽ dành thời gian để lắng nghe đối tác nhiều hơn.

  1. Điều khiển thái độ và cảm xúc của bạn

Một điều quan trọng là khả năng điều khiển cảm xúc trong suốt cuộc đàm phán. Trong khi đàm phán các vấn đề căng thẳng bạn có thể trở nên nóng nảy điều đó dẫn đến kết quả không như ý.

Ví dụ, quản lí nổi giận khi thiếu sự hợp tác của nhân viên trong khi đàm phán lương. Mặc khác, nhân viên cũng muốn tăng lương và cả ai bên đều không thể kiềm chế cảm xúc và không đi đến được thỏa thuận giữa cả hai bên.

Điều đó dẫn đến sự giao tiếp không thành công và dẫn đến việc sa thải nhân viên cãi nhau với Sếp. 

  1. Giao tiếp ngôn ngữ

Người đàm phán phải có khả năng giao tiếp rõ ràng với đối tác trong suốt cuộc đàm phán. Việc hiểu lầm có thể xảy ra nếu người đàm phán không nêu rõ được quan điểm của họ.

Trong một cuộc họp, người đàm phán hiệu quả là người có kĩ năng tạo nên kết quả mà anh ta mong muốn.

  1. Cộng tác và làm việc nhóm

Đàm phán không nhất thiết chỉ một bên không đồng ý. Một nhà đàm phán hiệu quả có kỹ năng làm việc nhóm và khuyến khích tạo nên môi trường hợp tác khi đàm phán.

Việc cộng tác và làm việc nhóm khi đàm phán là hai vấn đề cần phải thực hiện để đưa đến cách giải quyết hiệu quả nhất.

  1. Giải quyết vấn đề

Các thành viên trong cuộc đàm phán có thể tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau.

Thay vì tập trung vào một mục tiêu của cuộc đàm phán, thì các thành viên có thể  chuyển hướng sang tập trung giải quyết các vấn đề theo trình tự, điều đó giúp ích cho kế hoạch tổng quát hơn. 

     8. Khả năng quyết định

Những nhà lãnh đạo với kĩ năng đàm phán có khả năng hành động một cách kiên định trong khi đàm phán. Nó cần thiết trong quá trình thỏa thuận để đến với cam kết nhanh nhất giữa các bên.

  1. Kỹ năng tương tác

Những nhà đàm phán giỏi có kỹ năng tương tác để duy trì tốt các mối quan hệ khi làm việc. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.

Nhà đàm phán sẽ phải có tính kiên nhẫn, kĩ năng thuyết phục người khác mà không dùng đến các mánh khóe để duy trì không khí hòa nhã trong những tình huống khó khăn.

  1. Đạo đức và khả năng thực tế

Quy chuẩn đạo đức và tính thực tế trong mỗi nhà đàm phán tạo nên môi trường đàm phán đáng tin tưởng. Hai mặt của cuộc đàm phán cần phải có sự tin tưởng và phía hợp tác sẽ phải tuân thủ lời hứa và thỏa thuận. Nhà đàm phán cũng cần phải thi hành những kế hoạch anh ta đề ra sau khi cuộc thỏa thuận kết thúc.

10 kĩ năng quan trọng để quản lí dự án

Thực sự khó để đặt tên cho công việc đòi hỏi nhiều những kĩ năng trong việc quản lí dự án. Những người quản lí dự án ngày nay có kiến thức về từng lĩnh vực cụ thể, khả năng giao tiếp tốt, và khả năng làm việc với số liệu cực tốt. Tuy nhiên đó chỉ là một số kĩ năng.

quản lý dự án

Với danh sách mở rộng một số kĩ năng cần thiết, điều đó không có nghĩa những nhà quản lí có trình độ đều đáp ứng được các đòi hỏi cao.

Mặc dù danh sách những kĩ năng quản lí dự án gần như vô hạn, những kĩ năng hiện tại quan trọng hơn những thứ khác.

Nếu bạn có kinh nghiệm về quản lí dự án, những kỹ năng bạn dùng hàng ngày giúp bạn thực hiện dự án đúng thời gian quy định và trong ngân sách được giao.

Nếu bạn là nhà quản lí dự án giỏi, tìm kiếm những phương pháp mới để xây dựng và phát triển dự án bạn đang làm, phát triển những kĩ năng sẽ là con đường giúp bạn đi đến thành công.

  1. Quản lí ngân sách: Để dự án theo đúng kế hoạch, nhà quản lí dự án phải cho ra bảng tính sơ bộ và phải duy trì mức dự toán. Việc xác định sự chênh lệch hoặc sự khác nhau giúp bạn kiểm soát tốt hơn.
  1. Tầm nhìn quản lí: Những nhà quản lí dự án phải hiểu rõ họ nên làm gì và không nên làm gì ngày từ khi bắt đầu dự án. Khi cảm thấy dự án cần thay đổi, bạn phải chắc rằng những chứng từ, tài liệu liên quan cũng được thay đổi cho phù hợp, sẽ có những đợt kiểm toán diễn ra và các cuộc họp với các cổ đông về thời gian và ngân sách thực hiện. Bạn nên học thêm về tầm nhìn quản lý: http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1227&Itemid=14
  1. Giải quyết các tranh cãi: Sự quan trọng của dự án và đòi hỏi cao hơn từ phía các cổ đông làm tăng sự tranh luận giữa các nhóm. Nếu có sự bất đồng giữa những thành viên cùng nhóm, giữa nhà cung cấp và khách hàng, giữa các nhóm cổ đông. Một nhà quản lí dự án giỏi sẽ biết cách làm dịu xuống những căng thẳng và tìm cách giải quyết trong tương lai. Cho họ thấy vòng đời của dự án một cách rõ ràng sẽ làm hạn chế những tranh cãi và có thể thực hiện đúng tiến trình.
  1. Thuyết trình: Nếu bạn là người viết xuất sắc và người nói thu hút, việc trình bày một bài thuyết trình hay sẽ là kĩ năng nổi bật và đòi hỏi phải được tập luyện. Nhà quản lí dự án phải giỏi lập bản powerpoint, slideshare và các thiết bị chiếu để truyền tải các thông điệp quan trọng.
  1. Quản lí thời gian: Công việc của nhà quản lí chiến lược liên quan đến việc quyết định và cách giao tiếp hiệu quả để không lãng phí thời gian của họ, nhưng quan trọng là cách bạn quản lí thời gian như thế nào. Bạn có thể làm việc hiệu quả hơn bằng cách giao việc cho các thành viên khác, làm nhiều việc, hoặc sắp xếp lại lịch làm việc của bạn.
  1. Kĩ năng thương lượng: Việc trao đổi về ngân sách, phân bổ nguồn lực, và thời gian có thể trở nên phản tác dụng nếu bạn không giải quyết bằng chiến lược. Những nhà quản lí dự án giỏi biết cách thỏa hiệp và cách họ giữ lập trường của mình mà không làm tổn hại đến các mối quan hệ tại công ty.
  1. Quản lí mối quan hệ: Nhà quản lí dự án giỏi nỗ lực để xây dựng niềm tin với khách hàng, nhà cung cấp, và các thành viên trong nhóm. Mối quan hệ công sở tốt đẹp sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi có tranh cãi và những tình huống khó khăn.
  1. Quản lí rủi ro: Khi vài thứ đi lệch quỹ đạo so với dự án, tất cả mọi người sẽ quy vấn đề về cho nhà quản lí dự án. Bất chấp các tình huống, mọi người có thể thấy rằng nhà quản lí có thể thấy trước và ngăn chặn các rắc rối. Các vấn đề phát sinh và những giải quyết tức thời sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong dự án.
  1. Duy trì các cuộc đối thoại: Với cách quản lí dự án truyền thống, đây là cách tốt để giữ người trong nhóm và tránh việc quá tải thư từ và các cuộc gặp. Giảm các cuộc gặp và thư trong khi mọi người trong guồng quay công việc với phần mềm quản lí dự án hiện đại – nơi tất cả những thông tin được tổng hợp tại cùng một nơi.
  1. Dùng công nghệ một cách hiệu quả: Phần mềm quản lí dự án phát triển trong vài năm gần đây, việc đó mở ra những cơ hội mới cho việc cộng tác, quản lí dữ liệu, giao tiếp và báo cáo. Việc dùng những công cụ mới nhất giúp bạn làm việc hiệu quả và tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dự án.

Làm thế nào để có cuộc sống vui vẻ hơn

Trong cuộc sống, Ai cũng muốn có cuộc sống vui vẻ và no đủ. Hãy đọc bài viết để trang bị cho bản thân một tâm lý và thể trạng vui vẻ trong cuộc sống nhé.

Nguồn 35mm.vn

  1. Là một người phản ứng nhanh nhạy. Việc phản ứng nhanh nhạy làm cho người khác lôi cuốn vào bạn. Nếu bạn là một người nhanh nhạy, điều đó có nghĩa là bạn đang lắng nghe những người còn lại và hòa đồng được với họ.
    • Phản ứng nhanh có nghĩa là bạn đang làm cho những người khác biết rằng họ đang được lắng nghe. Họ nên cảm thấy thoải mái và đánh giá cao sự hiện diện của bạn.
    • Nếu bạn đang nói chuyện với một ai đó, bạn nên đánh giá những cảm xúc và suy nghĩ của họ. Đưa ra những phản hồi tích cực bằng lời nói cho họ (như “tôi hiểu” hay “thế à”) để chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe những gì họ đang nói.
    • Đọc thêm bài viết từ nhà sư Chân pháp đăng: http://langmai.org/
  1.  Biểu lộ những cử chỉ khi nói chuyện với người khác. Nếu bạn có biểu cảm khi đang nói và lắng nghe những người khác, rõ ràng rằng bạn đang hòa vào những gì họ đang nói. Họ sẽ muốn nói chuyện với bạn và ở bên bạn nhiều hơn nữa khi bạn biểu cảm sự hứng thú rõ ràng đối với họ và suy nghĩ của họ.
  • Việc thiếu biểu cảm trên khuôn mặt làm cho người khác nghĩ rằng bạn không hứng thú. Thêm vào đó, nó thỉnh thoảng có thể đáng ngại khi gặp gỡ những người mới.
  • Việc biểu cảm cho thấy bạn không dễ bị tổn thương và cởi mở với người khác. Thay vào việc ẩn chứa đằng sau một chiếc mặt nạ lạnh lùng, việc có một khuôn mặt biểu cảm giúp cho những người khác biết rằng bạn đang mong muốn chia sẽ những cảm xúc với họ.
  1.  Nói tốt về người khác. Những người năng động thường có xu hướng nói tốt về người khác và không nói xấu về họ. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để nói xấu người khác, bạn sẽ quên mất việc nâng cấp bản thân mình.
  • Những cuộc nói chuyện về người khác thường không đem lại lợi ích cho bạn.  Thay vì dành thời gian để nói về những thiếu sót của người khác, bạn có thể tán dương họ và chỉ ra những gì bạn đánh giá cao. Điều này giúp bạn có tâm từ với tất cả mọi người.
  • Hơn nữa, những cuộc tán gẫu về những người không yêu thích bạn có thể làm bạn cảm thấy không vui vẻ. Vì vậy bạn tránh nói chuyện với những người không thích mình, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân.
  • Nếu bạn không thích những người khác, đứng che giấu nó. Sẽ tốt hơn nếu thành thật vể những cảm xúc của bạn thay vì phải giả tạo.
  1.  Hãy thật tự nhiên.  Sự hồn nhiên có thể giúp bạn vui vẻ với cuộc sống xung quanh và tươi tắn hơn. Đây là một kỹ năng bạn phải tác ý thực hiện để như ý muốn.
  • Cố gắng nói chuyện lạc quan nhiều nhất có thể. Nếu bạn đồng ý đi đến nơi nào với mọi người hay làm một việc gì đó, bạn sẽ có những cuộc phiêu lưu vui vẻ hơn.
  • Nếu bạn cố gắng và không sợ việc trải nghiệm những điều mới, bạn sẽ thành công. Hãy cố gắng đi và bạn sẽ về tới đích.

Làm sao để bản thân yêu thích việc học tập

Phần 1. Tự tạo niềm vui cho mình

Đến cửa hàng văn phòng phẩm

Mua cho mình những cuốn sổ tay lớn dễ thương có những câu châm ngôn cuộc sống đơn giản hoặc vài thứ bạn thích trên bìa, mua thêm bút màu, bút đánh dấu, giấy ghi chú, giấy dán, bất cứ thứ gì cần cho việc học. Điều này có thể thúc đẩy bạn.

Dọn phòng của bạn!

Bạn không muốn học vì có lẽ phòng của bạn lộn xộn. Đúng không?

Nó chắc chắn khiến bạn phân tâm. Chỉ cần dọn sạch sẽ và bố trí bàn và kệ sách mà có chứa tài liệu học.

Đặt bàn ở vị trí thích hợp.

Nếu bạn thích sự đơn giản, hãy vứt những thứ không cần thiết trên bàn học. Nếu bạn thích một nơi ấm cúng và kích thích sáng tạo thì hãy mua những món đồ dùng văn phòng phẩm cho góc học tập của bạn

Ví dụ, đóng bảng để gắn ghi chú lên.

Tắt nguồn các thiết bị của bạn.

Bao gồm Tivi, Iphone và Ipad. Bạn hãy quên internet đi. Nếu bạn online nhiều thì xóa tài khoản của bạn. Tập trung cho cuộc sống tương lai và kế hoạch phát triển của bạn

Thêm âm nhạc cho có không khí.

Tạo một danh sách nhạc đầy đủ các bài nhạc không lời. Bao gồm nhạc Mozart, nhạc thiền Phật Giáo, nhạc không lời Kiss A Rain.

Hãy tạo một danh sách các bài hát yêu thích và thưởng thức trong khi học tập.

Phần 2. Hãy yêu thích những giờ học

Học cho mình, không phải cho các kỳ thi.

Hầu hết sinh viên nghĩ rằng họ phải học nếu không thì sẽ không có việc làm v.v…

Không, đó là điểm sai lầm trước tiên. Hãy quan tâm đến những điều bạn học được ở trường. Cũng như môn lịch sử, có thể nó sẽ khá thú vị nếu bạn lắng nghe giáo viên giảng mà không nghĩ rằng bạn học để thi.

Đừng ghét môn nào.

Ghét môn nào cũng dễ dàng thôi bởi vì bạn thấy nó nhàm chán, khó hoặc chẳng liên quan. Tuy nhiên, mỗi môn học đang được chờ bạn khám phá, tìm hiểu những kiến thức mới.

Nếu bạn  không cố gắng học thử, bạn sẽ không bao giờ thực sự biết được vấn đề trọng tâm là gì và chúng khiến bạn thích thú và thách thức bạn khám phá môn học đó như thế nào.

Hãy cố gắng và đặt mục tiêu để khám phá những mặt hấp dẫn của từng môn học. Các môn học chắc chắn đều mang lại nhiều lợi ích cho bạn

Hãy suy nghĩ về những lợi ích đi kèm với một sự hiểu biết tốt

Bạn có nhiều lựa chọn trong cuộc sống với những gì bạn theo đuổi, bạn có thể dẫn đầu lớp, bạn biết nhiều điều hơn và bạn hiểu về thế giới tốt hơn một chút so với trước khi học.

Mỗi môn học đều có một nhân duyên giúp bạn khám phá bản thân mình tốt hơn.

Sử dụng bút màu, giấy dán, v.v…

Viết những ghi chú quan trọng lên giấy ghi chú của bạn và dán chúng vào sổ tay. Sử dụng các miếng dán có liên quan vào những ghi chú của bạn. Những màu sắc giúp bạn ghi nhớ  và việc học chở nên vui hơn trước

Chia sẻ thời gian học tập.

Nếu nó giúp ích, bạn có thể học với một người bạn vì nó sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực hơn và ai đó đang hỗ trợ bạn mọi cách. Tuy nhiên nếu những người bạn chỉ khiến bạn phân tâm, hãy học cách học một mình.

Thỉnh thoảng hãy tự thưởng cho mình

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã trải qua một chặng đua học tập tuyệt vời, chẳng hạn như trước một bài kiểm tra hoặc bài thi, hoặc để bài tập được hoàn thành đúng hạn.

Bạn nhận được hai giải thưởng trong một sau đó – việc học tập và đậu kỳ thi, và phần thưởng mà bạn đã hứa với chính mình.

Hãy dành thời gian giải trí

Bạn không cần phải học suốt ngày mà không cần giải trí đâu. Không ai cấm bạn xem phim khoa học viễn tưởng những lúc rảnh rỗi. Mỗi ngày chỉ cần cố gắng áp dụng việc học vào cuộc sống hằng ngày.

Tìm hiểu về tên của một bông hoa, về lịch sử của trung tâm địa phương nơi bạn ở, v.v…Học mọi lúc mọi nơi