Cuộc Sống

Paralegal là gì? Đảm nhận công việc nào?

Chúng ta thường nghe nói đến nghề trợ lý luật sư nhưng lại không biết trong tiếng Anh cụm từ này có nghĩa là Paralegal. Để giải mã thuật ngữ này bạn cần biết rõ công việc mà họ thực hiện là gì.

Mỗi một lĩnh vực ngành nghề điều có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà trong tiếng Anh sẽ có một từ tương ứng để dịch nghĩa. Chẳng hạn,  paralegal, vậy bạn có biết paralegal là gì? Đây là thuật ngữ được dùng trong ngành luật nhưng cụ thể mang ý nghĩa gì thì chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Paralegal là gì? Các thông tin liên quan

Paralegal là từ tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là trợ lý pháp luật hay trợ lý pháp lý. Họ là những người làm việc tại các văn phòng luật sư, các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, chính phủ… thực hiện các công việc riêng cho luật sư về các vấn đề hành chính như: chuẩn bị giấy tờ, lên lịch làm việc… và các công việc khác theo yều cầu.

Công việc này đòi hỏi về mặt chuyên môn phải được đào tạo tại các trường luật, khi các bạn đã có đầy đủ kiến thức về pháp luật thì mới thực hiện các công việc hành chính. Trong đó, cần nắm rõ luật hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế và đặc biệt là các trình tự pháp lý để trợ giúp luật sư.

Legal Secretaries cũng là một thuật ngữ có nghĩa là thư ký pháp lý hay thư ký luật sư, nhưng thấp hơn trợ lý luật sư một bậc. Họ thực hiện các công việc tại văn phòng luật như: ghi chép thông tin, nghe điện thoại, chuẩn bị thư từ và các văn bản pháp lý, hỗ trợ nghiên cứu pháp luật, liên hệ với các luật sư khác… Và thư ký luật sư cũng là những người có kiến thức pháp luật sâu rộng và nếu họ không ngừng học hỏi kinh nghiệm, cố gắng sau một thời gian thì có thể thăng cấp lên làm trợ lý luật sư.

Paralegal thực hiện công việc nào?

Cập nhật pháp luật: Đây là công việc mà các trợ lý pháp luật thường xuyên thực hiện để nắm bắt các văn bản pháp luật mới vì luật pháp luôn có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, mỗi tháng họ có trách nhiệm thu thập và tổng hợp các văn bản pháp luật được ban hành để cập nhật bản tin pháp lý đầy đủ và chi tiết cung cấp kịp thời đến khách hàng. Bên cạnh đó, thực hiện việc phân loại và đưa lại cho luật sư để gửi đến những khách hàng có nhu cầu.

Gửi giấy tờ: Thay mặt luật sư để chuyển giấy tờ, hồ sơ đến đương sự là các khách hàng, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Thông thường các công ty luật có quy mô lớn sẽ gửi chuyển phát nhanh nhưng các công ty luật có quy mô nhỏ thì những trợ lý luật sư sẽ thực hiện công việc này.

Dịch thuật văn bản: Một trong những kỹ năng mà các trợ lý luật sư nên có là thông thạo ngoại ngữ để dịch thuật các văn bản pháp lý nhằm phụ vụ nếu khách hàng là người nước ngoài. Bởi ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch và kinh tế thì các vấn đề pháp lý liên quan khiến các nhân viên ngành luật cũng không ngừng học ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu công việc.

Nghiên cứu văn bản pháp luật: Các trợ lý luật sư sẽ phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích một vấn đề pháp lý nào đó để cùng nhau thảo luận, trao đổi và đưa ra những ý kiến. Việc làm này diễn ra thường xuyên và cơ bản, thông qua đây các luật sư sẽ đưa ra những đánh giá về năng lực tư duy, các cơ hội phát triển của mỗi người.

Những yêu cầu cần có của paralegal

Đầu tiên, về mặt kỹ năng thì trợ lý luật sư cần có khả năng sử dụng vi tính văn phòng để thực hiện các công việc soạn thảo văn bản, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ, tìm kiếm thông tin, dịch thuật… Giải quyết nhanh chóng các công việc và không để xảy ra những lỗi nhỏ trong các giấy tờ, hồ sơ. Ngoài ra, việc thông thạo ngoại ngữ là rất cần thiết để giúp việc  giao tiếp với khách hàng và mở rộng kiến thức pháp luật.

Về mặt chuyên môn, các trợ lý pháp luật nói riêng và những người hành nghề luật nói chung cần có tư duy logic, khả năng quan sát tốt. Đặc biệt, là có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, và suy luận các vấn đề. Tính cận thận và tỉ mỉ để không bỏ sót các vấn đề xảy ra trong một vụ việc nào đó là rất cần thiết để các bạn có thể gắn bó với nghề.

Sau khi giải đáp câu hỏi paralegal là gì thì chúng ta lại hiểu thêm vị trí của một trợ lý pháp luật là rất quan trọng đối với các văn phòng luật sư. Nếu những ai có đam mê thì có thể lựa chọn ngành luật để theo đuổi vì nghề mang đến những cơ hội pháp triển tốt.

IT helpdesk là gì? Bộ phận dịch vụ hỗ trợ IT

IT là chữ cái viết tắt của cụm từ information technology với nghĩa là công nghệ thông tin mà hiện nay ai ai cũng đều biết đến. Nhưng từ ngữ đi kèm theo sau đó là helpdesk thì nhiều người vẫn chưa biết rõ. Vậy IT helpdesk là gì và thực hiện những công việc nào.

Với thời đại công nghệ như hiện nay thì việc tìm hiểu về công nghệ thông tin cũng như cơ hội việc làm liên quan đến máy tính là rất cần thiết trong giới trẻ. Đặc biệt, các bạn sinh viên IT nên nắm rõ các công việc mà mình sẽ làm sau khi ra trường. Trong đó, lưu ý nhất là IT helpdesk, vậy IT helpdesk là gì?

IT helpdesk là gì? Các loại helpdesk

IT helpdesk là bộ phận dịch vụ hỗ trợ IT, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến máy tính của nhân viên, các sự cố về mạng… trong các doanh nghiệp. Đóng vai trò là cầu nối giữa người sử dụng với bộ máy công nghệ thông tin.Trong đó, sử dụng phần mềm helpdesk  làm công cụ hỗ trợ bộ phận công nghệ thông tin để chăm sóc khách hàng góp phần tăng năng suất cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Việc sử dụng phần mềm helpdesk trong quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng sự hài lòng khách hàng. Bởi họ luôn mong mỏi những vấn đề cần giải đáp sẽ được đáp ứng kịp thời và nhanh chóng. Khi đó, hệ thống Ticket helpdesk sẽ giúp việc tương tác với khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, phần mềm helpdesk giúp tự động hóa các Task lặp đi lặp lại, đơn giản hóa các công việc phức tạp, hệ thống công ty có thể truy cập vào kho dữ liệu thông tin chung. Thông qua biểu đồ và các điểm dữ liệu trực quan giúp các nhà quản lý giám sát hoạt động của bộ phận chăm sóc khách hàng.

Hiện nay, việc phân loại loại helpdesk dựa trên những ưu điểm mà phần mềm này mang lại như: Web Helpdesk với ưu điểm cho phép tổ chức thuê theo dạng trả trước, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và dễ dàng mở rộng quy mô. On-premise Helpdesk được sự quản lý của các công ty sở hữu và lưu trữ hệ thống giúp việc bảo trì và vận hành. Enterprise Helpdesk với tính năng trợ giúp giải quyết nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Open Source Helpdesk cho phép truy cập mã nguồn mà không cần sự cho phép của khách hàng giúp giảm sự phụ thuộc.

Bộ phận dịch vụ hỗ trợ IT làm các công việc gì?

IT helpdesk là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, họ gắn liền với các hoạt động và thực hiện các công việc như:

Hỗ trợ các vấn đề liên quan đến phần cứng máy tính và cài đặt phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, email và các chức năng khác. Hỗ trợ cấu hình và triển khai hệ thống mạng, xử lý các lỗi phần mềm thông dụng diệt virus máy tính và cập nhật database anti-virus…

Quản trị và vận hành hệ thống network, server, website, mail nội bộ, camera, lắp đặt hệ thống IP phone cho văn phòng…Ngoài ra, còn quản lý các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, video conference…

Quản lý các vấn đề về tài sản IT, các dữ liệu và thông tin của người sử dụng. Thực hiện việc phân loại và rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin. Khắc phục các sự cố về mạng internet, nội bộ…Cập nhật và triển khai các giải pháp về phần cứng và phần mềm IT. Đưa ra yêu cầu mua sắm trang thiết bị IT cần thiết theo kế hoạch. Lập báo cáo công việc cho trưởng bộ phận.

Các yêu cầu cần có của IT helpdesk

Việc làm IT rất phổ biển và cần nhiều nguồn lực luôn mở ra cơ hội cho nhiều người. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải am hiểu chuyên môn và vận dụng khả năng của mình để đáp ứng yêu cầu công việc với các tiêu chí sau:

Hiểu rõ phần mềm IT helpdesk, máy tính và hệ thống mạng. Có thể cài đặt phần mềm và sửa chữa trang thiết bị liên quan đến máy tính, mạng, dây cáp, máy in, fax, video…Giải quyết các vấn đề nội bộ công ty như: máy tính nhân viên bị hỏng, gặp sự cố mạng, thay đổi thiết bị IT cũ, phần cứng máy tính, server, network… Vận hành hệ thống mạng  để phục vụ các dịch vụ Data Center, User…

Bên cạnh đó, là các kỹ năng cần có như: thái độ làm việc chăm chỉ, tính cẩn thận và trách nhiệm trong công việc. Đặc biệt, phải không ngừng học hỏi và cập nhật các kiến thức công nghệ mới.

IT helpdesk là một khía cạnh phát triển trong ngành công nghệ thông tin rất đáng để chúng ta quan tâm. Và nhờ sự tìm hiểu IT helpdesk là gì qua bài viết này sẽ giúp các bạn có được các thông tin tham khảo, tạo động lực cho những ai có mong muốn theo đuổi ước mơ chinh phục mạng máy tính.

HRBP là gì? Đối tác không thể thiếu

Ngày nay, với những nhận thức mới trong hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý đánh giá tầm quan trọng của bộ phận HR trong doanh nghiệp. Bởi ngoài việc quản lý nhân sự, bộ phận này còn góp phần vào việc phát triển các chiến lược kinh doanh.

Từ lâu chúng ta phải nhìn nhận rằng việc quản lý nhân viên hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, vì con người chính là yếu tố tạo nền tảng vững chắc. Và ngày nay sự nhìn nhận này đã càng biểu hiện rõ khi mà các nhà quản lý đã chỉ ra rằng bộ phận HR đóng vai trò vô cùng lớn trong doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để biết HRBP là gì nhé!

HRBP là gì? Vai trò trong doanh nghiệp

HRBP là chữ cái viết tắt của cụm từ tiếng Anh “human resource business partner” được dịch là “nhân sự – đối tác chiến lược”, với nghĩa là bộ phận nhân sự. Đóng vai trò là đối tác tham gia vào các hoạt động kinh doanh với các phòng, ban trong doanh nghiệp. Họ là những người có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng trong việc quản lý nhân sự và hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những cơ hội kinh doanh mới.

Bộ phận nhân sự giữ vai trò thực hóa các chiến lược kinh doanh thông qua các vấn đề về điều chỉnh nhân sự, nhận diện những nguồn lực quan trọng trong chiến lược kinh doanh mới, phát hiện và bồi dưỡng thế hệ nhân tài. Qua đó, nhận diện và phòng ngừa các vấn đề về yếu tố con người có ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Quản lý nhân viên trong đó đánh giá thái độ làm việc để điều chỉnh nhằm tăng hiệu suất công việc, góp phần giảm thiểu các chi phí phát sinh cho nhân sự. Tập hợp nguồn lực chất lượng để tạo ra chiến lược kinh doanh mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Là người đại diện cho những yêu cầu, nguyện vọng của người lao động, đưa tiếng nói của họ đến lãnh đạo cấp trên. Và ngược lại, giúp lãnh đạo khuyến khích tinh thần lao động trong tập thể để phát huy năng lực nhằm cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

HRBP chịu trách nhiệm gì?

Như đã nêu trên, có vai trò quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp HRBP thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đối tác chiến lược: Điều chỉnh nhân sự theo sự thay đổi của chiến lược, nhận diện tầm quan trọng của nhân sự và các vấn đề về con người trước khi ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thấu hiểu tầm quan trọng của nhân tài đối với doanh nghiệp, từ đó phát triển hệ thống nhân sự chất lượng, bồi dưỡng để trở thành những lãnh đạo kế thừa. Luôn ưu tiên các nhu cầu về nhân sự trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh mới và thay đổi cơ cấu theo các mục tiêu chiến lược…

Quản lý hoạt động: Truyền đạt văn hóa và các chính sách, quy trình đến nhân viên để họ cập nhật những kế hoạch, ý kiến của bộ phận HR. Nhằm đảm bảo việc quản lý nhân sự phù hợp với văn hóa chung của doanh nghiệp, từ đó có những hoạt động theo dõi, đánh giá thái độ của nhân viên để đưa ra hướng điều chỉnh.

Phản ứng khẩn cấp: Phản ứng linh hoạt trước mọi tình huống xảy đến và giải quyết nhanh chóng mọi yêu cầu từ nhà quản lý, nhân viên. Đưa ra kế hoạch phòng ngừa rủi ro, qua đó tạo cơ sở để doanh nghiệp có phương án xử lý.

Người hòa giải: Quản lý các vấn đề về con người trong đó có những cạnh tranh, mâu thuẫn, vấn đề nội bộ công ty trong chiến lược kinh doanh. Có những biện pháp ứng phó trước nhu cầu thay đổi trong cơ cấu tổ chức.

Các mô hình nhân sự hiện nay

Trong hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp thì HRBP được triển khai theo các mô hình chủ yếu sau:

Mô hình chuyển đổi nhân sự – 1 cửa: Được các doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn và các công ty này cũng đã triển khai mô hình trước khi áp dụng cho các chi nhánh tại Việt Nam.

Mô hình chuyển đổi – 2 cửa: Là sự nâng cao chất lượng chuyên môn và các kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.

Mô hình chuyển đổi nhân sự với mục tiêu là phát triển chuyên môn từ kiến thức đến kỹ năng trong kinh doanh, về tư vấn và sáng kiến trong việc phát triển nhân lực. Tuy còn nhiều thiết sót nhưng nhìn chung mô hình này mang lại những thành tựu đáng kể.

Nghề HRBP chưa bao giờ thụt lùi trong thị trường việc làm, bằng chứng là các doanh nghiệp luôn có những chính sách tuyển dụng vị trí HR và đưa ra các chiến lược đào tạo bài bản. Bởi nhận định được yếu tố nhân sự chính là lực đẩy trong các chiến lược kinh doanh. Do vậy, khi biết HRBP là gì sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức mới trong việc lựa chọn ngành nghề.

Co-worker là gì? Cách để xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp

Công sở là nơi mà bất kỳ ai cũng cần xây dựng cho mình những mối quan hệ co-worker thật tốt đẹp. Vậy co-worker là gì? Bạn phải cần tìm hiểu ngay để có chiến thuật tìm kiếm các co-worker làm đồng minh.

Ở môi trường công sở chắc hẳn là ai ai cũng quá quen với thuật ngữ co-worker, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng nếu các bạn chưa biết đến co-worker là gì thì bài viết sau sẽ giải đáp cho mọi người hiểu rõ hơn về từ ngữ này. Quan trọng hơn hết là bật mí cách để chúng ta xây dựng mối quan hệ co-worker.

Co-worker là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Co-worker là một cấu trúc từ bao gồm tiền tố co- và worker. Trong đó, co- mang nghĩa là cùng nhau, lẫn nhau và worker có nghĩa là công nhân viên hay người làm cùng. Vậy khi gộp lại thì có nghĩa là đồng nghiệp làm chung công ty với nhau, nhưng không bao gồm cấp trên. Bên cạnh đó, là một số thuật ngữ có cấu trúc tương tự như: Cofounder(đồng sáng lập), Co-working space (không gian làm việc chung), Co-owner(đồng sở hữu)…

Chúng ta thường bắt gặp từ ngữ này với 2 cách diễn đạt khác nhau là: co-worker và coworker. Tất cả đều mang ý nghĩa như nhau nhưng ở một số nơi lại có cách diễn đạt theo văn hóa vùng miền khác nhau. Cụ thể, trong văn hóa tiếng Anh – Anh người ta sử dụng co-worker phổ biến hơn và tiếng Anh – Mỹ lại ưu tiên coworker.

Mối quan hệ giữa các co-worker là nhân tố quan trọng tạo nên văn hóa giao tiếp, ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Điều này có liên quan đến hiệu suất làm việc, bởi khi bạn có những đồng nghiệp đúng nghĩa mang đến cho nhau những cơ hội, sự giúp đỡ và hỗ trợ thì công việc mới trở nên thuận lợi. Nhưng trái lại, mối quan hệ này là sự xung đột thì sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của mỗi người.

Xây dựng mối quan hệ co-worker nơi công sở

Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu mọi người tạo dựng được tình cảm với các đối tượng sau:

Người đồng nghiệp thân thiết: Giống như một người bạn cùng phòng, có cùng tính cách và quan điểm. Họ là những người chơi chung hiểu bạn và sẵn sàng bỏ qua những sai sót giúp chúng ta tốt đẹp hơn mỗi ngày. Đặc biệt, là cánh tay đắc lực hỗ trợ trong công việc, bất kể gặp khó khăn hay thử thách thì những người này cũng sẽ đứng về phía bạn. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn trong mối quan hệ bạn bè mà ngày nay thường ít thấy trong môi trường làm việc.

Bộ phận nhân sự: Đây là những người đầu tiên tạo cơ hội cho bạn đặt chân đến công ty, vậy nên hãy giữ mối quan hệ tốt đẹp này. Đặc biệt, họ là đối tác của các phòng, ban trong doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhân sự, ảnh hưởng đến các chiến lược phát triển kinh doanh. Do vậy, đây sẽ là cầu nối quan trọng nếu bạn có nguyện vọng phát triển ở các vị trí khác.

Đối thủ cạnh tranh: Những đấu đá trong công việc thường xuyên gặp phải trong các tổ chức và ẩn sau đó là những giá trị về tinh thần phấn đấu và hợp tác, dung hòa lẫn nhau. Bởi một mặt của sự cạnh tranh mang tính xây dựng văn minh thì sẽ đem đến cho các cá nhân cơ hội phát triển và đồng thời mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Các mối quan hệ khác: Có thể là những người hoạt động tại các phòng ban khác nhau như: trợ lý giám đốc, nhân viên lễ tân, nhân viên tại các phòng ban… Với mục đích là thiết lập mối quan hệ giao tiếp, tán gẫu để nắm được các thông tin. Vì những người này thường là trung tâm tin tức giúp bạn biết được một phần của các kế hoạch, chính sách nào đó.

Làm sao để giữ mối quan hệ co-worker

Việc tạo dựng một mối quan hệ đã khó và làm sao để giữ mối quan hệ này lại càng khó hơn, bắt buộc chúng ta phải thể hiện thái độ đúng đắn trong các tình huống. Chẳng hạn, tìm hiểu các vấn đề cá nhân theo hướng tích cực, ví dụ dành lời khen ngợi hoặc chúc mừng ai đó khi họ có tin vui. Hoặc an ủi khi người khác gặp các vấn đề trong cuộc sống. Đừng ngại nói lời “xin lỗi” và “cảm ơn” vì đây là các mỹ từ thể hiện rằng bạn có sự chân thành trong giao tiếp.

Về công việc luôn hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi cần thiết, tạo sự đoàn kết tập thể và sẵn sàng đáp lại những cuộc điện thoại, tin nhắn, mail của bất kỳ ai. Đây là thái độ chuyên nghiệp trong công việc mà bạn cần phải thực hiện và chính những việc làm này sẽ nhận được những đánh giá tích cực từ những người xung quanh.

Sau khi giải đáp thuật ngữ co-worker là gì thì mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các mối quan hệ đồng nghiệp. Và từ đây chúng ta lại càng mong muốn xây dựng tình cảm đồng nghiệp thân thiết nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và tập thể.

Undergraduate là gì? Giáo dục đại học tại Việt Nam

Trong lĩnh vực giáo dục, có nhiều người biết đến thuật ngữ undergraduate nhưng một số người lại chưa hiểu rõ từ này có ỹ nghĩa là gì. Hãy tìm hiểu ngay sau đây để biết undergraduate là gì và các thông tin liên quan đến giáo dục tại Việt Nam.

Việc mượn các từ tiếng Anh ngắn gọn để chỉ một cụm từ nào đó trong tiếng Việt hiện nay khá phổ biến. Đặc biệt, trong hệ thống giáo dục với bối cảnh hòa nhập vào nền giáo dục chung của toàn thế giới thì chúng ta lại càng nên biết nhiều về thuật ngữ chuyên dùng. Trước hết là mọi người cần tìm hiểu undergraduate là gì và bên cạnh là một số thuật ngữ có liên quan.

Undergraduate là gì? Các thuật ngữ liên quan

Trong tiếng anh, undergraduate được cắt nghĩa như sau: under có nghĩa là dưới và trong trường hợp này được hiểu là một người chưa tốt nghiệp. Graduate có nghĩa là những người tốt nghiệp đại học hoặc học một khóa đào tạo nào đó được cấp bằng. Vậy, undergraduate có nghĩa là chưa tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, thuật ngữ này còn chỉ những người vừa mới bắt đầu làm việc.

Ở cấp bậc cử nhân đã hoàn thành chương trình đại học thì người ta còn gọi là bachelor. Nhưng từ này thường đi kèm với một từ khác để chỉ người tốt nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau chẳng hạn bachelor’s degree(bằng cử nhân). Trong đó, Bachelor of Art( Bằng cử nhân thuộc các khối ngành khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, thương mại… Bachelor of Sciense(Bằng cử nhân thuộc khối ngành khoa học kỹ thuật).

Bên cạnh đó, là một số từ liên quan mà mọi người nên biết như: Postgraduate students(sinh viên tiếp tục theo học bằng thạc sĩ hay tiến sĩ); Postgraduates(hoàn thành việc học thạc sĩ, tiến sĩ); Master’s degree(bằng thạc sĩ); Doctor’s degree(bằng tiến sĩ); Undergraduate student(sinh viên đại học); Degree(bằng đại học); Diploma/Certificate(chứng chỉ của các trường nghề)…

Phương thức giáo dục đại học tại Việt Nam

Theo quy trình tuyển sinh và đào tạo, khi nhập học tại các trường đào tạo đại học thì các bạn bắt buộc phải hoàn thành chương trình học phổ thông với hình thức thi được đổi mới từ năm 2015 là “Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia”. Sau đó, lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo nguyện vọng. Nếu trúng tuyển các bạn sẽ được đào tạo theo phương pháp học phần hoặc tín chỉ với thời gian 3-4 năm tùy vào ngành học.

Về phương pháp đào tạo: Nhằm đạt được mục đích là hội nhập và phát triển nền giáo dục nên phương pháp đào tạo tín chỉ được nước ta đã và đang áp dụng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Với các đặc điểm như: lấy người học làm trung tâm giúp các bạn tự chủ động nghiên cứu và sáng tạo, độ mềm dẻo và linh hoạt trong việc lựa chọn môn học và giáo viên giúp các bạn lựa chọn hướng đi phù hợp cho mình, chủ động về thời gian học tập và ra trường tùy thuộc vào khả năng của mỗi người…

Về hình thức đào tạo: Tại Việt Nam hiện nay với 3 hình thức: chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa. Ngoài ra, hệ thống giáo dục nước ta còn mở rộng hình thức đào tạo liên thông dành cho những người muốn nâng cấp trình độ chuyên môn từ trung cấp lên cao đẳng hoặc đại học, cao đẳng liên thông lên đại học. Sau khi tốt nghiệp văn bằng được sử dụng và có giá trị như nhau.

Phân loại theo trình độ giáo dục

Trình độ giáo dục ở nước ta được phân loại như sau: Trung cấp chuyên nghiệp là những lao động lành nghề, nặng về thực hành để áp dụng vào thực tế. Cao đẳng có trình độ gần như đại học nhưng thiên về thực hành hơn. Đại học hướng đế năng lực nghiên cứu các lý thuyết và nhận thức các quy luật nhằm đưa ra giải pháp để vận dụng vào thực tiễn. Sau đại học bao gồm thạc sĩ và tiến sĩ, có trình độ chuyên môn cao và khẳ năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá những xu hướng phát triển của các hiện tượng để đưa ra lý thuyết mới phù hợp với thực tại.

Mục tiêu của việc phân loại và giáo dục ở các cấp bậc nhằm đào tạo nguồn lực có chuyên môn để phục vụ việc nghiên cứu, học hỏi các phương thức phát triển kinh tế – xã hội, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào môi trường thực tiễn ở nước ta. Và hơn hết là nhấn mạnh việc bồi dưỡng tư tưởng đạo đức và các phẩm chất, kỹ năng quan trọng để thực hành nghề nghiệp, duy trì nguồn lực bền vững, lành mạnh cho xã hội.

Như vậy, câu hỏi undergraduate là gì đã được giải đáp trong phần trình bày trên. Qua đó, mọi người còn biết thêm phương thức đào tạo giáo dục ở Việt Nam hiện nay giúp chúng ta có thể tham khảo và lựa chọn hình thức học phù hợp với nguyện vọng của từng người.

Xu hướng tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam trong quí 4 năm 2016 và năm 2017

Trong thời gian tới, sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao trong một số lĩnh vực bao gồm công nghệ thông tin, ngành bán lẻ đặc biệt là lĩnh vực giải khát và giáo dục / đào tạo ở Việt Nam. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, hiện có một số doanh nghiệp nước ngoài chuyên ứng dụng công nghệ muốn mở văn phòng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng mạnh; Do đó, rất có thể nhu cầu tuyển dụng đối với kỹ sư công nghệ thông tin sẽ tăng nhanh từ quý 4 năm 2016 đến đầu năm 2017. Ngành giải khát đang trải qua một số biến động do cơ cấu lại tổ chức và các giao dịch M & A. Do đó, dự đoán rằng nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng đáng kể trong phân khúc này trong quý tiếp theo và đầu năm 2017.

Những phát hiện này đã được công bố trong báo cáo mới nhất của Navigos Search về nhu cầu tuyển dụng các nhà quản lý cấp trung và cao cấp tại Việt Nam trong quý 3 năm 2016. Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các trung tâm đào tạo tiếng Anh, các trường học quốc tế và các trung tâm giáo dục trực tuyến sử dụng các mô hình giáo dục mới như E-learning, STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán) sẽ phát triển rất nhanh.

Do đó, người ta ước tính rằng những ứng cử viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ có nhu cầu cao trong thời gian tới.

Các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và tài chính ngân hàng là 3 lĩnh vực được tuyển dụng hàng đầu.

Trong quý 3 năm 2016, các ngành này đã chứng kiến sự tăng trưởng không nhỏ trong nhu cầu tuyển dụng của khách hàng so với quý trước. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng đã tăng 66% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu tuyển dụng trong ngành chế tạo đứng thứ nhất với 38% trong quý, tiếp theo là hàng tiêu dùng nhanh và bán lẻ nhanh (FMCG) ở mức 15%/.

Trong khi đó, ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm chỉ chiếm 12%.

Trong khi lĩnh vực sản xuất có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, tập trung chủ yếu vào xây dựng công nghiệp. Trong Quý 3 năm 2015, ngành Dệt may đã có nhiều tuyển dụng. Tuy nhiên, năm nay ngành này có nhu cầu tuyển dụng thấp. Hiệp hội Dệt may Việt Nam xác nhận rằng ngành này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2016.

Quản lý Quan hệ đối ngoại là một vị trí có nhu cầu trong Bán lẻ, FMCG cũng như các lĩnh vực khác, bao gồm cả bảo hiểm. Vị trí này rất quan trọng đối với các chính sách kinh doanh của tất cả các nhóm, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Trong quý 3 và quý 4 năm 2016, các doanh nghiệp thường lập kế hoạch kinh doanh cho năm 2017 và vị trí này khá “nóng”. Tuy nhiên, theo quan sát của Navigos Search, không có nhiều ứng viên đủ điều kiện cho vị trí này, đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan Chính phủ, kinh nghiệm về công tác truyền thông cho các tập đoàn đa quốc gia, hiểu biết về luật, vv.

Trong quý 3 năm 2016, nhiều nhà quản lý cao cấp và cấp trung đã được trả lương hàng tháng từ 100 triệu đồng đến 195 triệu đồng. Các doanh nghiệp bán lẻ, FMCG và Bộ phận Giáo dục / Đào tạo đều được trả mức lương cao nhất. Phần lớn là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Cách để học nhanh tiếp thu nhất

Lựa chọn mục tiêu của bạn

Lập ra các mục tiêu mà bạn muốn thực hiện để cải thiện việc học.

Những mục tiêu nào đòi hỏi bạn phải tìm hiểu thêm trước khi bạn có thể tự tin thay đổi những gì bạn muốn?  Hãy tìm ra một mục tiêu mà bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ mà không cần nhiều điều kiện.

Trong trường hợp này, mục tiêu chúng tôi đưa ra là để phát triển trí não tốt hơn. Vậy thì kế hoạch chuẩn bị cho việc học tốt hơn có thể là:

  • Học càng sớm càng tốt
  • Ngủ ngon giấc
  • Ăn đồ ăn tốt cho sức khỏe
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục

Các tiêu chí để việc học dễ dàng hơn

  • Ưu tiên những bài học dễ hiểu nhất.
  • Hãy tin tưởng vào trực giác của bạn.
  • Lên dàn ý những bài nào cần học.
  • Tìm ai đó đã hoàn thành những gì bạn muốn làm và nhờ họ hướng dẫn.
  • Tiến hành nghiên cứu trên internet, tham gia học trên lớp, phỏng vấn những người khác, và tìm một người cố vấn.

Chọn giải pháp tốt nhất.

  • Chọn ra một mục tiêu nhỏ trong khung thời gian mà bạn có thể thành công với năng lượng và sự tập trung của bạn
  • Ghi ra những hạn chế thời gian, hạn chế không gian, và trạng thái tinh thần của bạn.
  • Lên lịch thời gian trong ngày cho việc học tập và thực hành những gì bạn học.
  • Phát triển thói quen chú ý đến những gì bạn muốn học hoặc cải thiện.
  • Đừng cố gắng học quá sức của bạn

Ngồi ngay vào bàn và bắt đầu học

Để tiến hành học có hiệu quả, bạn cần phải có một kế hoạch và tiến hành ngay.

Bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm thực tế chứ không phải lý thuyết suông nữa.

Đọc thêm kênh 14 giới thiệu các phương pháp học: http://kenh14.vn/hoc-duong/10-phuong-phap-hoc-tap-la-nhung-hieu-qua-20160125002151834.chn

Đánh giá kết quả và những cột mốc quan trọng của bạn.

  • Bạn đã tiếp cận chúng chưa? Bạn đã học đủ để thực hiện một kế hoạch làm bài tập mới chưa? Bạn đã tìm ra một cách để cải thiện thói quen ngủ hiệu quả của mình chưa?
  • Một lời nhắc nhở trong lịch của bạn sẽ nhắc nhở bạn. Đặt thời gian “kiểm tra” để đánh giá các thông tin mà bạn học được; xem nó có hiệu quả hay không; bạn có nhận ra nhiều thứ mà bạn cần biết không. Cái gì đã làm được và cái gì không? Tại sao?

Cải tiến phương pháp học. Nếu các phương pháp học tập bạn đã chọn thành công, thì bạn tiếp tục thực hiện nó. Nếu không, bạn hãy làm lại từ đầu và chọn một phương pháp khác cho đến khi có kết quả.

8 cách để cải thiện kĩ năng thuyết trình

 

‘Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào chất lượng trong quá trình giao tiếp’. Qua các thời điểm khác nhau, tôi biết được rằng những người nói trước công chúng hay nhất thế giới đã thực hiện một số cách. Đó là cách để họ tạo nên nghệ thuật nói trước công chúng theo những hướng dẫn bên dưới.

  1. Thể hiện tính cách cá nhân của người nói

Bạn đồng ý hoặc không đồng ý với điều đó, người nói trước công chúng không chỉ được đánh giá bởi khán thính giả. Cách họ ăn mặc, cách họ mang màu sắc cá nhân vào bài nói trên sân khấu là dấu ấn lớn mà họ mang đến chất lượng bài thuyết trình.

  1. Nội dung và kiến thức

Bạn không thể phát biểu lĩnh vực bạn không biết. Nhiều người nói có thể nói nhiều hơn những kiến thức mà họ biết. Đọc nhiều nhất có thể về chủ đề nào đó từ các nguồn khác nhau. Điều này giúp bạn mở rộng tầm nhìn và giúp bạn có nền tảng kiến thức tốt.

  1. Thành phần khán thính giả

Người nói trước công chúng nên biết sơ lược về khán thính giả – sơ lược về trình độ văn hóa, mong muốn, và điều họ muốn nghe. Điều này cho bạn cái nhìn tổng quát về cấu trúc cuộc nói chuyện.

  1. Đam mê

Người ta có thể quên những gì bạn nói, nhưng họ hiếm khi quên được cảm xúc của bạn khi nói về chủ đề đó. Sau nhiều năm làm trong lĩnh vực nói trước công chúng, tôi có thể nói một điều rằng chủ đề cuộc nói chuyện là nguyên nhân khiến cảm xúc người nghe tăng lên hoặc giảm xuống. Bạn tin hay không tin bao nhiêu phần trăm về việc chủ đề sẽ gây cảm hứng cho người nghe?

  1. Giao tiếp phi ngôn ngữ

Khoảng 60% bài thuyết trình thành công dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ. Những người nói trước công chúng tuyệt nhất phải gây được sự chú ý từ phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ – về tông giọng và cử chỉ cơ thể. Thông điệp đơn giản có thể thay đổi bằng tông giọng và cách di chuyển cơ thể phù hợp.

  1. Hài hước và biểu cảm

Nó minh chứng rằng khán thính giả sẽ nhớ không chỉ thông điệp mà còn bởi hai yếu tố – óc hài hước và biểu cảm. Một bài thuyết trình thành công là sự kết hợp của các yếu tố trên.

  1. Phương pháp

Một khi bạn hoàn thành nghiên cứu về chủ đề cho bài nói và sơ lược về các khán thính giả. Hãy nghĩ về phương pháp tốt nhất để truyền tải thông điệp cho bài thuyết trình. Bạn thực sự cần đến ứng dụng powerpoint hay có cách nào đó hay hơn để truyền tải ý tưởng của bạn về chủ đề không?

  1. Luyện tập

Việc học thuộc là cách tốt nhất trong tất cả các kỹ năng. Bạn luyện tập càng nhiều cho bài thuyết trình, cơ hội bạn thể hiện tốt bài thuyết trình càng cao. Bạn hãy đứng trước gương và nói trong vài phút về các chủ đề khác nhau mỗi ngày. Nếu có thể, bạn tự tay quay lại khi nói bằng máy quay phim trên điện thoại. Nói trước công chúng là kĩ năng có thể học và mọi người có thể trở nên chuyên nghiệp kĩ năng này nếu họ luyện tập.

 

10 kỹ năng giao tiếp thành công tại nơi công sở

Nguồn: Doanhnhansaigon.com

Khả năng giao tiếp hiệu quả với các lãnh đạo cấp cao, đồng nghiệp, và nhân viên rất cần thiết. Những nhân viên vào thời đại internet phát triển còn phải biết cách để nhận g việc. và phản hồi tin nhắn thông qua email, skype và Zalo về vấn đề công việc.

Đây là 10 kĩ năng giao tiếp giúp bạn tạo nên sự khác biệt và thành công trong thị trường công việc ngày nay.

  1. Lắng nghe

Trở thành một người nghe tốt là cách tốt nhất để trở thành người giao tiếp giỏi.

Không một ai thích giao tiếp với một người không dành thời gian để nghe người khác nói và chỉ quan tâm đến những gì họ nói. Thay vì vậy hãy lắng nghe một cách chủ động. Lắng nghe chủ động là khi bạn tập trung vào những gì người khác đang nói, hỏi những câu hỏi, và lặp lại bằng một cách khác để chắc chắn rằng bạn hiểu. Thông qua cách lắng nghe chủ động, ban có thể hiểu người khác nói gì và đáp lại một cách phù hợp.

Xem thêm về kỹ năng giao tiếp

  1. Giao tiếp phi ngôn ngữ

Ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc ánh mắt, cử chỉ bàn tay, tông giọng là tất cả thông điệp bạn muốn truyền tải đến người khác. Việc cởi mở và những hành động thoải mái (cánh tay mở, chân thả lỏng) và giọng nói thân thiện sẽ giúp bạn ấn tượng và mọi người cởi mở trò chuyện cùng bạn hơn. Ánh mắt cũng rất quan trọng, bạn muốn ai đó tập trung vào những gì bạn đang nói nhưng đừng nhìn chằm chằm, điều đó làm anh/cô ấy cảm thấy khó chịu.

Bạn cũng nên gây chú ý bằng tín hiệu phi ngôn ngữ trong khi bạn giao tiếp. Thông thường, những tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ cho bạn biết người đó thực sự đang cảm thấy như thế nào. Ví dụ, nếu một ai đó không nhìn thẳng vào mắt bạn có thể anh/cô ta cảm thấy không thoải mái hoặc đang che giấu điều gì đó.

Xem thêm website về kỹ năng 15 phút một ngày: http://www.15phut.vn/

  1. Sự rõ ràng và súc tích

Cố gắng truyền tải thông điệp ngắn gọn trong vài từ ngắn nhất có thể.

Bạn muốn nói một cách ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp, bạn cần xác định bạn đang nói chuyện với một ai đó bằng điện thoại, trực tiếp, hay thư điện tử. Nếu bạn nói dông dài, người nghe không biết chính xác bạn muốn nói gì. Nghĩ về điều bạn muốn nói trước khi bạn nói ra, điều đó giúp bạn tránh việc nói lan man và gây rối loạn cho người nghe.

  1. Thân thiện

Bằng giọng thân thiện, câu hỏi mang tính cá nhân, hoặc đơn giản là mỉm cười, bạn sẽ tạo cơ hội cho các đồng nghiệp có những cuộc đối thoại chân tình với bạn. Điều này quan trọng trong những cuộc đối thoại mặt đối mặt và viết thư. Khi có thể, hãy gửi thư mang tính cá nhân đến đồng nghiệp và nhân viên của bạn cùng với dòng chữ ngắn ‘Tôi chúc bạn có ngày cuối tuần vui vẻ’ vào đầu thư với nội dung mang tính cá nhân này sẽ giúp người nhận cảm thấy được đánh giá cao hơn.

  1. Tự tin

Quan trọng là sự tự tin của bạn trong việc tương tác với mọi người. Sự tự tin đảm bảo đồng nghiệp của bạn sẽ tin tưởng và nghe theo lời bạn nói hơn.

Ngoại trừ sự tự tin, bạn cũng sử dụng giao tiếp bằng ánh mắt và dùng giọng nói thân thiện. Dĩ nhiên, cẩn thận với giọng tông cao có thể gây hiểu lầm rằng bạn đang giận dữ. Hãy chắc rằng bạn luôn lắng nghe và thấu hiểu người khác.

  1. Thấu hiểu

Khi bạn không đồng tình với nhân viên, đồng nghiệp hoặc sếp, việc thấu hiểu rất quan trọng để bạn hiểu và tôn trọng quan điểm của họ. Việc dùng cụm từ đơn giản ‘Tôi hiểu ý của anh’ chỉ cho bạn thấy việc bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ.

  1. Mở rộng tầm nhìn

Người giao tiếp tốt nên tham gia cuộc nói chuyện với sự uyển chuyển và sẵn sàng học hỏi. Việc cởi mở trong việc lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn so với việc bạn chen ngang với các ý tưởng của mình. Việc cố gắng tham gia vào cuộc đối thoại với người bạn không đồng tình ý kiến với thái độ thấu hiểu sẽ giúp họ cảm thấy bạn chân thành, và có cuộc đối thoại hiệu quả.

  1. Tôn trọng

Mọi người sẽ cởi mở hơn trong việc trò chuyện với bạn nếu bạn tôn trọng ý kiến của họ. Hành động đơn giản là dùng tên họ, sử dụng giao tiếp bằng mắt, và lắng nghe chủ động khi người ta nói sẽ giúp họ cảm thấy được đánh giá cao. Trên điện thoại, bạn cần tránh việc xao lãnh và tập trung vào cuộc hội thoại.

Áp dụng sự tôn trọng trong khi viết thư điện tử là cách lấy được thiện cảm từ ngừoi khác. Nếu bạn viết thư dài dòng, luộm thuộm, người nhận sẽ nghĩ bạn không tôn trọng họ thông qua cuộc đối thoại.

  1. Phản hồi

Có khả năng việc gửi và nhận phản hồi cũng là kĩ năng giao tiếp quan trọng. Quản lí nên tiếp tục gửi phản hồi cho nhân viên qua thư điện tử, điện thoại, hoặc cập nhật hàng tuần. Gửi phản hồi cũng như việc bạn gửi tin nhắn ‘Làm tốt lắm’ đến nhân viên sẽ tạo động lực cho họ.

Đơn giản, bạn nên đồng ý và nhận phản hồi từ những người khác. Lắng nghe phản hồi, hỏi câu hỏi nếu bạn không chắc chắn về các vấn đề, và cố gắng thực hiện theo những phản hồi đó.

  1. Chọn cách giao tiếp phù hợp

Kĩ năng giao tiếp quan trọng là dùng loại giao tiếp nào. Ví dụ, một vài cuộc đối thoại quan trọng bạn nên đối thoại trực tiếp. Bạn nên nghĩ đến một ai đó bạn muốn nói chuyện nhưng họ bận – bạn có thể gửi thư điện tử. Mọi người sẽ đánh giá cao việc bạn chọn phương pháp giao tiếp phù hợp và sẽ phản hồi tích cực đến bạn.

 

Làm thế nào để có cuộc sống vui vẻ hơn

Trong cuộc sống, Ai cũng muốn có cuộc sống vui vẻ và no đủ. Hãy đọc bài viết để trang bị cho bản thân một tâm lý và thể trạng vui vẻ trong cuộc sống nhé.

Nguồn 35mm.vn

  1. Là một người phản ứng nhanh nhạy. Việc phản ứng nhanh nhạy làm cho người khác lôi cuốn vào bạn. Nếu bạn là một người nhanh nhạy, điều đó có nghĩa là bạn đang lắng nghe những người còn lại và hòa đồng được với họ.
    • Phản ứng nhanh có nghĩa là bạn đang làm cho những người khác biết rằng họ đang được lắng nghe. Họ nên cảm thấy thoải mái và đánh giá cao sự hiện diện của bạn.
    • Nếu bạn đang nói chuyện với một ai đó, bạn nên đánh giá những cảm xúc và suy nghĩ của họ. Đưa ra những phản hồi tích cực bằng lời nói cho họ (như “tôi hiểu” hay “thế à”) để chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe những gì họ đang nói.
    • Đọc thêm bài viết từ nhà sư Chân pháp đăng: http://langmai.org/
  1.  Biểu lộ những cử chỉ khi nói chuyện với người khác. Nếu bạn có biểu cảm khi đang nói và lắng nghe những người khác, rõ ràng rằng bạn đang hòa vào những gì họ đang nói. Họ sẽ muốn nói chuyện với bạn và ở bên bạn nhiều hơn nữa khi bạn biểu cảm sự hứng thú rõ ràng đối với họ và suy nghĩ của họ.
  • Việc thiếu biểu cảm trên khuôn mặt làm cho người khác nghĩ rằng bạn không hứng thú. Thêm vào đó, nó thỉnh thoảng có thể đáng ngại khi gặp gỡ những người mới.
  • Việc biểu cảm cho thấy bạn không dễ bị tổn thương và cởi mở với người khác. Thay vào việc ẩn chứa đằng sau một chiếc mặt nạ lạnh lùng, việc có một khuôn mặt biểu cảm giúp cho những người khác biết rằng bạn đang mong muốn chia sẽ những cảm xúc với họ.
  1.  Nói tốt về người khác. Những người năng động thường có xu hướng nói tốt về người khác và không nói xấu về họ. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để nói xấu người khác, bạn sẽ quên mất việc nâng cấp bản thân mình.
  • Những cuộc nói chuyện về người khác thường không đem lại lợi ích cho bạn.  Thay vì dành thời gian để nói về những thiếu sót của người khác, bạn có thể tán dương họ và chỉ ra những gì bạn đánh giá cao. Điều này giúp bạn có tâm từ với tất cả mọi người.
  • Hơn nữa, những cuộc tán gẫu về những người không yêu thích bạn có thể làm bạn cảm thấy không vui vẻ. Vì vậy bạn tránh nói chuyện với những người không thích mình, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân.
  • Nếu bạn không thích những người khác, đứng che giấu nó. Sẽ tốt hơn nếu thành thật vể những cảm xúc của bạn thay vì phải giả tạo.
  1.  Hãy thật tự nhiên.  Sự hồn nhiên có thể giúp bạn vui vẻ với cuộc sống xung quanh và tươi tắn hơn. Đây là một kỹ năng bạn phải tác ý thực hiện để như ý muốn.
  • Cố gắng nói chuyện lạc quan nhiều nhất có thể. Nếu bạn đồng ý đi đến nơi nào với mọi người hay làm một việc gì đó, bạn sẽ có những cuộc phiêu lưu vui vẻ hơn.
  • Nếu bạn cố gắng và không sợ việc trải nghiệm những điều mới, bạn sẽ thành công. Hãy cố gắng đi và bạn sẽ về tới đích.