Cuộc Sống

Làm sao để bản thân yêu thích việc học tập

Phần 1. Tự tạo niềm vui cho mình

Đến cửa hàng văn phòng phẩm

Mua cho mình những cuốn sổ tay lớn dễ thương có những câu châm ngôn cuộc sống đơn giản hoặc vài thứ bạn thích trên bìa, mua thêm bút màu, bút đánh dấu, giấy ghi chú, giấy dán, bất cứ thứ gì cần cho việc học. Điều này có thể thúc đẩy bạn.

Dọn phòng của bạn!

Bạn không muốn học vì có lẽ phòng của bạn lộn xộn. Đúng không?

Nó chắc chắn khiến bạn phân tâm. Chỉ cần dọn sạch sẽ và bố trí bàn và kệ sách mà có chứa tài liệu học.

Đặt bàn ở vị trí thích hợp.

Nếu bạn thích sự đơn giản, hãy vứt những thứ không cần thiết trên bàn học. Nếu bạn thích một nơi ấm cúng và kích thích sáng tạo thì hãy mua những món đồ dùng văn phòng phẩm cho góc học tập của bạn

Ví dụ, đóng bảng để gắn ghi chú lên.

Tắt nguồn các thiết bị của bạn.

Bao gồm Tivi, Iphone và Ipad. Bạn hãy quên internet đi. Nếu bạn online nhiều thì xóa tài khoản của bạn. Tập trung cho cuộc sống tương lai và kế hoạch phát triển của bạn

Thêm âm nhạc cho có không khí.

Tạo một danh sách nhạc đầy đủ các bài nhạc không lời. Bao gồm nhạc Mozart, nhạc thiền Phật Giáo, nhạc không lời Kiss A Rain.

Hãy tạo một danh sách các bài hát yêu thích và thưởng thức trong khi học tập.

Phần 2. Hãy yêu thích những giờ học

Học cho mình, không phải cho các kỳ thi.

Hầu hết sinh viên nghĩ rằng họ phải học nếu không thì sẽ không có việc làm v.v…

Không, đó là điểm sai lầm trước tiên. Hãy quan tâm đến những điều bạn học được ở trường. Cũng như môn lịch sử, có thể nó sẽ khá thú vị nếu bạn lắng nghe giáo viên giảng mà không nghĩ rằng bạn học để thi.

Đừng ghét môn nào.

Ghét môn nào cũng dễ dàng thôi bởi vì bạn thấy nó nhàm chán, khó hoặc chẳng liên quan. Tuy nhiên, mỗi môn học đang được chờ bạn khám phá, tìm hiểu những kiến thức mới.

Nếu bạn  không cố gắng học thử, bạn sẽ không bao giờ thực sự biết được vấn đề trọng tâm là gì và chúng khiến bạn thích thú và thách thức bạn khám phá môn học đó như thế nào.

Hãy cố gắng và đặt mục tiêu để khám phá những mặt hấp dẫn của từng môn học. Các môn học chắc chắn đều mang lại nhiều lợi ích cho bạn

Hãy suy nghĩ về những lợi ích đi kèm với một sự hiểu biết tốt

Bạn có nhiều lựa chọn trong cuộc sống với những gì bạn theo đuổi, bạn có thể dẫn đầu lớp, bạn biết nhiều điều hơn và bạn hiểu về thế giới tốt hơn một chút so với trước khi học.

Mỗi môn học đều có một nhân duyên giúp bạn khám phá bản thân mình tốt hơn.

Sử dụng bút màu, giấy dán, v.v…

Viết những ghi chú quan trọng lên giấy ghi chú của bạn và dán chúng vào sổ tay. Sử dụng các miếng dán có liên quan vào những ghi chú của bạn. Những màu sắc giúp bạn ghi nhớ  và việc học chở nên vui hơn trước

Chia sẻ thời gian học tập.

Nếu nó giúp ích, bạn có thể học với một người bạn vì nó sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực hơn và ai đó đang hỗ trợ bạn mọi cách. Tuy nhiên nếu những người bạn chỉ khiến bạn phân tâm, hãy học cách học một mình.

Thỉnh thoảng hãy tự thưởng cho mình

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã trải qua một chặng đua học tập tuyệt vời, chẳng hạn như trước một bài kiểm tra hoặc bài thi, hoặc để bài tập được hoàn thành đúng hạn.

Bạn nhận được hai giải thưởng trong một sau đó – việc học tập và đậu kỳ thi, và phần thưởng mà bạn đã hứa với chính mình.

Hãy dành thời gian giải trí

Bạn không cần phải học suốt ngày mà không cần giải trí đâu. Không ai cấm bạn xem phim khoa học viễn tưởng những lúc rảnh rỗi. Mỗi ngày chỉ cần cố gắng áp dụng việc học vào cuộc sống hằng ngày.

Tìm hiểu về tên của một bông hoa, về lịch sử của trung tâm địa phương nơi bạn ở, v.v…Học mọi lúc mọi nơi

Làm thế nào để có phong cách sống lành mạnh

THƯỜNG XUYÊN TẬP THỂ DỤC

1. Bắt đầu và kết thúc buổi tập của bạn với động tác giãn cơ. Việc giãn cơ nhẹ nhàng sẽ làm nóng cơ bắp trước khi bạn luyện tập và sẽ làm thư giãn cơ bắp sau khi luyện tập.

https://www.youtube.com/watch?v=CwvieKBIBhM

  • Cố gắng kéo dãn bắp chân. Đứng cách tường một sải tay và đặt chân phải sau chân trái. Di chuyển chân trái lên phía trước nhưng giữ chân phải thẳng và nằm trên sàn. Giữ trong vòng khoảng 30 giây, sau đó đổi sang chân còn lại.
  • Kéo giãn gân kheo của bạn. Nằm trên sàn gần tường hoặc khung cử Giơ cao chân trái và đặt gót chân của bạn lên tường. Duỗi thẳng chân cho tới khi bạn cảm thấy sự căng ra ở đùi sau của bạn. Giữ như vậy trong vòng khoảng 30 giây, sau đó đổi sang chân còn lại.
  • Gập căng cơ hông. Quỳ gối phải xuống và đặt chân trái lên phía trước bạn. Chuyển trọng tâm cơ thể khi bạn nghiêng về phía trước lên chân phải của bạn. Bạn nên cảm thấy căng bắp đùi bên phải.. cứ giữ như vậy khoảng 30 giây sau đó đổi sang bên còn lại.
  • Duỗi đôi vai của bạn. Để cánh tay trái dọc ngực của bạn và giữ nó bằng tay phải. Giữ như vậy khoảng 30 giấy, sau đó lặp lại với bên còn lại.

2.Tới phòng tập thể hình từ 3 đến 5 lần một tuần. Luyện tập từ nửa tiếng tới một tiếng, kết hợp cả các chương trình luyện tập sức mạnh và hít thở. Những chuyên gia khuyên bạn nên tập ít nhất 150 phút các bài tập aerobic với cường độ bình thường mỗi tuần. Tuy nhiên, việc luyện tập quá nhiều, quá thường xuyên với cường độ cao có thể tăng nguy cơ chấn thương các cơ bắp, lưng và cổ. Hãy đảm bảo những quãng nghỉ giữa những giờ tập luyện của bạn.

  • Hướng đến mục tiêu luyện tập thể chất ít nhất hai lần một tuần.

3. Luyện tập trong khu vực bạn ở. Đi bộ hoặc tản bộ cùng với một chú chó. Đảm bảo rằng bạn di chuyển với tốc độ vừa phải trong vòng ít nhất 30 phút.

4. Tận dụng luyện tập qua các hoạt động hàng ngày. Cả việc làm vườn và dọn dẹp nhà cửa ở cường độ cao cũng rèn luyện cơ thể  bạn. Bạn cũng có thể tranh thủ luyện tập bằng cách đi cầu thang bộ thay vì thang máy và làm một cuốc đi bộ ngắn vào giờ nghỉ trưa.

5.Hãy giảm việc sử dụng xe máy của bạn. Thay vào đó, đi bộ hoặc đạp xe tới nơi bạn muốn tới. Nếu bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng, thử xuống trước vài bến đỗ và đi bộ phần đường còn lại.

Làm cách nào để tránh những thói quen không lành mạnh

1. Tránh kiểu giảm cân phản khoa học. Một khi bạn giảm cân nhờ vào lối sống được cải thiện của bạn, thì hãy luyện tập chăm chỉ để duy trì cân nặng của mình thay vì để cho cân nặng lên hay xuống cân liên tục.

2. Hãy tránh xa những chế độ ăn kiêng tạm thời. tránh những thực đơn dạng lỏng, những viên thuốc ăn kiêng, và những sự bổ sung các chế độ dinh dưỡng khác nếu không có sự giám sát của bác sĩ. Nhìn chung, nếu một kế hoạch hoặc một sản phẩm ăn kiêng mà có bất kỳ những nội dung sau đây thì không phải là phương pháp hiệu quả

  • Những hứa hẹn về việc giảm cân cục kỳ nhanh (nhiều hơn 1 đến 2 pounds mỗi tuần)
  • Những hứa hẹn giúp bạn giảm cân mà không thay đổi những thói quen của bạn.
  • Những yêu cầu để bạn trả rất nhiều tiền.
  • Những hạn chế về lựa chọn thức ăn của bạn và không khuyến khích những dưỡng chất cân bằng.

3. Tập thể dục vừa phải, việc luyện tập quá dài, quá thường xuyên hay với cường đồ quá cao có thể tăng nguy cơ bị chấn thương. Hãy đảm bảo rằng bạn dành cho mình một vài khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa những buổi tập luyện.

4. Biết được cân nặng của bạn. Bị thừa cân hay thiếu cân đều không phải là một thể trạng khỏe mạnh. Tham vấn từ bác sĩ của bạn hoặc một huấn luyện viên thể hình để đưa ra mức cân nặng lý tưởng cho độ tuổi và loại thân hình của bạn.

5. Tránh hút thuốc và lạm dụng thức uống có cồn. Hút thuốc liên quan tới hàng hoạt nguy cơ về sức khỏe, bao gồm bệnh gan hoặc bênh tim. Rượu cũng liên quan tới những nguy cơ về sức khỏe như bệnh gan, ung thư, bệnh tim, ngộ độc rượu và suy nhược cơ thể.

6. Đừng tiết kiệm giấc ngủ. Những nghiên cứu chỉ ra rằng những ai ngủ ít thí có xu hướng tăng cân nhiều hơn. Những người trưởng thành nên hướng đến việc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

Trẻ em và trẻ vị thành niên thậm chí cần ngủ nhiều hơn. Những trẻ sơ sinh cần có giấc ngủ từ 10 đến 14 giờ, những đứa trẻ ở độ tuổi đến trường là từ 9 đến 11 giờ và trẻ vị thành niên là từ 8 đến 10 giờ mỗi đêm.

7. Đừng bỏ qua kem chống nắng. Ánh nắng mặt trời tạo ra nhiều nguy cơ về sức khỏe thậm chí là bệnh ung thư. Bất cứ khi nào bạn đang ở ngoài trời, hãy mặc quần áo bảo vệ và bôi kem chống nắng với một SPF ít nhất 30. Mang kính chống nắng thậm chí vào những ngày có mây.

Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn

1. Chọn những thức ăn không chứa nhiều lượng mỡ không tốt cho sức khỏe. Chất béo không có lợi gồm cả chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Những chất béo này làm tăng LDL cholesterol của bạn và lượng LDL cholesterol tăng cao thường tương ứng với nguy cơ gia tăng bệnh

  • Những thức ăn có lượng mỡ chuyển hóa cao gồm những thức ăn được chế biến với “các loại dầu hydro hóa một phần” như mỡ pha hay bơ thực vật. Đồ nướng, đồ chiên, pizza đông lạnh và những loại thức ăn đã chế biến khác thường chứa lượng mỡ chuyển hóa cao.
  • Những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa gồm pizza, phomat, thịt đỏ và những sản phẩm nhiều chất béo. Dầu dừa cũng có nhiều chất béo chuyển hóa nhưng cũng có thể tăng lượng cholesterol có lợi, vì vậy nếu bạn sử dụng dầu dừa hợp lý thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
  1. Ăn chất béo lành mạnh một cách chừng mực. Chất béo không bão hòa đa, không bão hòa đơn và chất béo omega-3 đều là những lựa chọn tốt. Những chất béo này làm giảm lượng cholesterol LDL và tăng HDL cholesterol của bạn, điều này đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ bệnh tim.
  • Những những loại dầu như olive, cải dầu, đậu nành, đậu, hướng dương và dầu bắp.
  • Cá chứa nhiều axit béo omega-3. Chọn cá như cá tầm, cá thu, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Bạn cũng có thể nhận omega-3s từ nguồn thực vật như hạt lanh, dầu thực vật, các loại hạt và hạt giống, mặc dù cơ thể bạn không thể xử lý các loại chất béo này một cách hiệu quả.
  1.  Chọn những thức ăn ít đường và lượng carbonhydrat cao. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ kẹo, nước uống cá ga, nước hoa quả có đường và bánh mỳ trắng. Chọn trái cây toàn phần, nước trái cây tươi và bánh ngũ cốc nguyên hạt để thay thế.
  2.  Ăn đa dạng các thực phẩm toàn phần khác nhau thay cho những thức ăn chế biến sẵn. Những thức ăn toàn phần cung cấp sự cân bằng của carbonhydrat, protein, chất béo và những dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe
  • Ăn trái cây và rau quả để có lượng vitamin và khoáng chất cao. Cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả tươi hơn là đồ đóng hộp mà có chưa thêm đường hoặc muối.
  • Chọn thịt nạc, đậu và đậu phụ để có protein.
  • Thưởng thức các loại ngũ cốc như bánh mì ngủ cốc và gạo lức muối mè
  • Ăn những thức ăn chứa ít chất béo. Sữa tách béo và pho mát ít béo sẽ giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể trong khi đảm bảo rằng bạn nhận đủ lượng calcium.
  1.  Kết hợp các thực phẩm hữu cơ. Mua tại các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên hoặc mua thực phẩm từ những chợ của những người nông dân địa phương. Thực phẩm hữu cơ không nhiều dưỡng chất cho bạn nhưng chúng không chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay chất phụ gia. Thực phẩm hữu cơ cũng thân thiện với môi trường
  • Nếu giá cả là vấn đề lớn với bạn, xem xét việc chỉ mua những thực phẩm hữu cơ nhất định như táo, việt quất, các loại quả hạch (đào, xuân đào…), nho, cần tây, ớt chuông, rau xanh, khoai tây và rau diếp. Những thực phẩm này thường có nhiều thuốc trừ sâu hơn những sản phầm khác khi được trồng thông thường.

Làm thế nào để có một cuộc sống thành công

  1. Tận hưởng giây phút hiện tại. Nếu bạn đang liên tục nghĩ về quá khứ hay mơ mộng về tương lai thì bạn đang bỏ lỡ những giây phút hiện tại. Hãy nhớ rằng quá khứ và tương lai đơn giản chỉ là những ảo giác và cuộc sống thật sự đang diễn ra ở đây và bây giờ.
    • Bắt đầu chú ý tới những suy nghĩ tiêu cực để bạn có thể dừng chúng lại và tận hưởng hiện tại. Nếu những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí bạn, hãy thừa nhận nó, gọi nó là suy nghĩ tiêu cực và để nó biến mất.
    • Hãy tập thói quen để ý tới những chi tiết nhỏ xung quanh bạn. Coi trọng cảm giác của mặt trời trên làn da và cảm giác của bàn chân đi trên mặt đất hoặc tác phẩm nghệ thuật trong nhà hàng bạn đang ăn. Chú ý vào những điều như vậy sẽ giúp bạn làm yên lặng những suy nghĩ lan man và coi trọng mỗi phút giây hiện tại.
    • Xem thêm: 30 câu của thiền sư thích nhất hạnh giúp bạn hạnh phúc
  1. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với cuộc sống của những người khác. Đáng buồn thay, nhiều người đo sự thành công của bản thân bằng cách so sánh nó với sự thành công của những ai xung quanh họ. Nếu bạn muốn cảm thấy thành công và hạnh phúc, bạn phải dừng ngay việc so sánh cuộc sống của bạn với những người khác.
  • Nhiều người có xu hướng so sánh những khuyết điểm trong cuộc sống của họ với những điểm thành công trong cuộc sống của những người khác. Bạn phải nhớ rằng cuộc sống của mỗi người bên ngoài có thể hoàn hảo như thế nào không quan trọng. Bên trong mỗi người đều có những nổi khổ niềm đau riêng.
  • Thay vì so sánh bản thân với những người giỏi hơn bạn, nghĩ về tất cả những người vô gia cư, bệnh hiểm nghèo, hay những người đang sống trong nghèo đói. Điều này sẽ giúp bạn trân trọng những gì bạn có hơn là cảm thấy hối tiếc về bản thân.
  1. Đếm những phước lành của bạn. Dù đạt được bao nhiều thành công trong cuộc sống, bạn sẽ luôn cảm thấy không hạnh phúc nếu bạn liên tục tập trung vào những thứ mà mình không có. Thay vào đó, dành thời gian mỗi ngày để trân trọng những gì bạn có. Trân trọng những người thân yêu của bạn và quý trọng những kỷ niệm hạnh phúc của mình.
  2. Chăm sóc sức khỏe của bạn. Một cơ thể khỏe mạnh hỗ trợ một trí tuệ khỏe mạnh. Ăn uống cân bằng và đảm bảo rằng bạn không bị thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng cần thiết nào. Liệt kê ra nguyên nhân của những vấn đề bạn có thể trải qua, như thiếu năng lượng hoặc thiếu tập trung và giải quyết nó bằng cách thảo luận với một bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng và những chuyên gia về sức khỏe có liên quan. Tập thể dục thường xuyên những môn thể thao mà bạn yêu thích để có một cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐẶT BẢN THÂN VÀO MỘT MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP

  1. Môi trường. Môi trường xung quanh ta có một ảnh hưởng to lớn đến tất cả các cấp độ nhận thức của chúng ta (gồm cả tiềm thức và vô thức). Điều này bao gồm nơi mà chúng ta đang sống, những người bạn bè mà chúng ta đang có, những điều chúng ta đọc, những người ta gặp và danh sách còn dài hơn nữa. Môi trường rất dễ lây lan. Thomas A Edison đã từng nói rằng ông ấy có thể trở thành một nhà phát minh thành công bởi vì ông ấy đặt mình trong một công ty bao gồm những người thông minh hơn ông ấy rất nhiều. Ông ấy có thể học tập từ những người tạo cảm hứng cho mình. Chúng ta hình thành hầu hết suy nghĩ của mình vào việc đáp ứng với môi trường mà chúng ta đang sinh sống

Đọc bài viết: http://vnexpress.net/moi-truong-lam-viec-tot/tag-558347-1.html

Hãy thử thí nghiệm này. Đặt bản thân vào công ty của những người nghiện cờ bạc hay tham gia vào những thú vui nằm ngoài vùng thoải mái của bạn trong một khoản thời gian. Giám sát những suy nghĩ và biểu cảm của bạn trong suốt thí nghiệm này. Nhiều khả năng những suy nghĩ của bạn sẽ tương thích với môi trường mà bạn định hướng bản thân vào đó.

2. Môi trường vĩ mô. Những thực thể nơi mà chúng ta dành hầu hết thời gian của chúng ta nằm ở một môi trường vĩ mô. Nơi mà bạn sống, nơi bạn làm việc, những người đồng nghiệp, những người bạn mà bạn dành hầu hết thời gian của mình. Tất cả những điều này là tất cả các phần trong những bộ phận của môi trường vĩ mô. Nó rất quan trọng khi bạn đặt mình vào trong một môi trường vĩ mô mà sẽ thúc đẩy bạn liên tục để trở nên thành công. Điều này cũng bao gồm cả Bạn nếu bạn dành thời gian với chính mình (bạn là môi trường trong trường hợp này) và bạn có một bộ não linh hoạt thì rất có thể bạn sẽ có những suy nghĩ nhanh nhạy, nếu bạn không thay đổi chính mình. Lập ra danh sách những mục tiêu của bạn và những gì bạn có thể làm để đạt được chúng. Hãy chắc rằng giải quyết những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; cố gắng suy nghĩ xa hơn về những mục tiêu nghề nghiệp và tài chính

3. Môi trường vi mô. Đây là những thực thể nơi mà chúng ta không dành nhiều thời gian cho nó. Ví dụ, những quán cà phê, những người mà bạn nói lời xin chào, những cửa hàng tạp hóa, những người mà bạn gặp tại các quán bar… những điều này thường không có tác động dài hạn lên bạn nếu bạn không thay đổi nó thành một môi trường vĩ mô.

 

 

 

 

 

 

Phương pháp làm một Case Study tốt nhất

Phương pháp. Lên kế hoạch về một ví dụ học thuật

Xác định đề tài nghiên cứu. Một ví dụ thực tiễn tập trung vào một cá nhân, một nhóm nhỏ người, hay đôi khi chỉ là một sự kiện thôi. Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu định tính để tìm ra các thông tin chi tiết và các mô tả về đề tài của mình bị ảnh hưởng như thế nào.

Quyết định giữa nghiên cứu tương lai và hồi tưởng. Ví dụ thực tiễn về nghiên cứu tương lai thực hiện các nghiên cứu mới của riêng nó, liên quan đến các cá nhân hoặc các nhóm nhỏ. Các ví dụ thực tiễn hồi tưởng kiểm tra một số ít các trường hợp trong quá khứ mà có liên quan đến đề tài nghiên cứu, và không đòi hỏi nhất thiết phải liên quan với đề tài của những ví dụ này.

Giới hạn các mục tiêu nghiên cứu của bạn. Điều này trước hết có thể một giáo sư hoặc một người quản lý có thể giúp bạn, hoặc bạn có thể phát triển nó theo cách của riêng mình.

Áp dụng sự tán thành đạo đức. Hầu như tất cả ví dụ thực tiễn do luật pháp đòi hỏi để có được sự tán thành đạo đức trước khi họ có thể bắt đầu. Liên lạc với trường hoặc cơ quan của bạn và đề xuất ví dụ thực tiễn của bạn để những người phụ trách về đạo đức có thể giám sát. Bạn có thể được yêu cầu chứng minh các ví dụ không ảnh hưởng đến những người tham gia nó.

Đọc thêm bài chia sẻ: https://gdptkiengiang.vn/Cua-So/52-Cau-Chuyen-Ren-Luyen-Nhan-Cach-Bai-Hoc-Ve-Dao-Duc-535.html

Lên kế hoạch cho một nghiên cứu dài hạn. Hầu hết ví dụ thực tiến liên quan đến học thuật kéo dài ít nhất 3-6 tháng, và nhiều trong số chúng có thể kéo dài nhiều năm. Bạn có thể bị giới hạn bởi nguồn tài trợ nghiên cứu hoặc thời hạn chương trình cử nhân của bạn, nhưng bạn nên dành ra chí ít cũng phải một vài tuần để tiến hành nghiên cứu.

Thiết kế chiến lược nghiên cứu của bạn một cách chi tiết. Tạo ra một dàn ý mô tả cách bạn sẽ thu thập dữ liệu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Tuyển thêm người tham gia nếu cần thiết. Bạn có thể có ý kiến cho riêng cá nhân mình cụ thể trong đầu, hoặc bạn có thể cần phải tuyển thêm người từ một nhóm người rộng lớn hơn có thể đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu của bạn. Hãy tạo phương pháp nghiên cứu của bạn và khung thời gian cực kỳ rõ ràng cho những người tham gia tiềm năng. Thông tin liên lạc không rõ ràng có thể là một hành vi vi phạm đạo đức, hoặc có thể bỏ dở lộ trình qua quá trình nghiên cứu, lãng phí rất nhiều thời gian.

 

 

Làm sao để học nhồi nhét vào đêm trước kỳ thi

Phần 1. Trước khi ôn

Tìm một nơi yên tĩnh để học. Hãy chắc chắn rằng nó không quá thoải mái (chẳng hạn như trên giường hay nổi bật trên chiếc ghế của bạn) bởi vì bạn sẽ có nguy cơ buồn ngủ.

Ăn lành mạnh. Bạn có thể nghĩ đến 16 lon Red Bull và 5 thỏi Snickers là cách tốt nhất, nhưng thật tiếc, chúng không thể. Kích thích mình bằng cà phê lúc đầu có thể khiến bạn tỉnh táo, nhưng bạn cuối cùng sẽ chỉ kết thúc sự tan cơn buồn ngủ khó khăn hơn sau này – khi đó là thời gian thi thực sự.

Đặt báo thức. Được rồi, trong trường hợp xấu nhất: Bạn thức dậy trong một đống mực in trên má vì vì bạn đã ngủ quên trên ghi chú môn Hóa. Nhưng bạn đã nhớ đặt báo thức, vì thế bạn sẽ không bỏ lỡ bài kiểm tra!

Phần 2 Khi ôn

Hãy bình tĩnh. Phần này có thể khó, nhưng chỉ cần hít thở sâu và cố gắng tổng hợp những suy nghĩ của bạn! Hãy nhớ đến nơi mà bạn để lại tất cả những cuốn sách giáo khoa và gom nhặt lại từng mảnh giấy và bút. Bút đánh dấu và flashcard cũng là một ý tưởng tốt.

Bắt đầu ngay từ đầu; không tập trung vào những chi tiết nhỏ! Tập trung vào bức tranh lớn hơn – làm nổi bật những điểm quan trọng mà bạn nghĩ có thể có trong bài thi. Cũng nên nhớ nhìn kỹ từ vựng! Nó rõ ràng sẽ giúp bạn hiểu nếu bạn biết từ đó có nghĩa gì.

Ưu tiên. Đây là phần ôn quan trọng nhất. Bạn có một lượng thời gian rất hạn chế – bạn phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhất có thể. Đi sâu vào chi tiết và chỉ học những gì bạn nghĩ là xứng đáng cho bài thi.

Viết ra thông tin quan trọng hoặc kể lại các chi tiết nhỏ. Điều này sẽ giúp cho bộ não của bạn xử lý tài liệu tốt hơn. Nếu bạn chỉ đọc lướt qua sách giáo khoa hoặc các ghi chú của bạn, bạn có thể sẽ không nhớ bất cứ điều gì!

Tạo flashcard. Đây là một cách tốt để tự kiểm tra mình và nó cũng giúp bạn xử lý các thông tin khi bạn viết ra và đọc thành tiếng! Sử dụng màu sắc khác nhau cho các chủ đề hoặc các chương khác nhau.

Nghỉ giải lao. Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng bộ não của bạn sẽ có thể xử lý nhiều thông tin hơn nếu bạn không làm nó khó khăn. Học nhồi nhét giống như chú thỏ Energizer là không hiệu quả và bão hòa tâm trí của bạn, ngăn nó lại. Mặc dù bạn đang học một chút ít, nhưng bạn sẽ giữ lại được nhiều hơn.

Phần 3. Sau khi ôn

Đi ngủ. Nếu bạn thức cả đêm bạn sẽ rất mệt mỏi vào buổi sáng có nguy cơ bạn sẽ không nhớ gì cả! Hãy thức dậy vào buổi sáng sớm khoảng 30-45 phút và làm quen với các ghi chú nổi bật và sách giáo khoa của bạn. Nếu bạn tạo flashcard, xem lại chúng một lần nữa.

Ăn sáng. Bạn đã nghe từ mọi người rằng một bữa ăn dinh dưỡng trước khi thi sẽ giúp não bộ bạn hoạt động tốt hơn. Ăn bữa sáng khá bình thường (bạn không muốn ốm) và không tải thứ gì quá nặng nếu bạn có lo lắng.

Hít một hơi thật sâu. Xem qua các thông tin một vài lần trên đường đến trường. Rất có thể nếu bạn chú ý trên lớp và học được nhiều điều vào ban đêm sẽ rất tốt.

Rủ một người bạn hỏi đáp trong lớp. Có 5 phút trước khi giáo viên vào lớp, vì vậy hãy sử dụng chúng! Thay phiên nhau hỏi những câu hỏi khác. Bắt đầu với những điểm bạn đang mơ hồ bằng cách đó chúng sẽ làm mới bộ nhớ của bạn.

 

Cách học tập để thi được điểm cao

Phần 1 Đặt nền tảng cho sau này

  1. Xem lại chương trình học của bạn. Xem lại tất cả các kỳ thi mà sẽ diễn ra và chúng xứng đáng được bao nhiêu điểm. Đặt những ngày này vào lịch hoặc kế hoạch của bạn để chúng không làm bạn giật mình!
  2. Tập trung khi ở trong lớp. Điều này dường như không cần phải động não, nhưng thực sự tập trung khi bạn đang ở lớp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi thời gian thi đến. Đừng mắc bẫy khi suy nghĩ rằng mình sẽ chỉ “hấp thụ” kiến thức; hãy là một người học chủ động. [1]
  3. Xem đề thi đại học 2016
  4. Hãy ghi chú. Điều này nói thì dễ hơn làm, nhưng học xem làm cách nào để ghi chép hữu ích sẽ giúp bạn rất nhiều lúc học. Viết xuống tất cả những gì giáo viên của bạn viết trên bảng hoặc chiếu trên máy chiếu. Hãy cố gắng ghi càng nhiều những gì giáo viên nói càng tốt, nhưng không được để việc ghi chép làm sao nhãng bạn khiến bạn không nghe giảng.[2]
  5. Hãy biến học hỏi trở thành một phần trong thói quen của bạn. Thường thường, một số điều được hoàn thành ở những phút cuối cùng của buổi ôn tập xuyên đêm tưởng chừng khá dễ dàng. Thay vào đó, hãy thử dành một chút thời gian mỗi ngày để nghiên cứu. Lập kế hoạch giống như cuộc hẹn hay lớp học có thể giúp bạn có động lực để tiếp tục thói quen.[4]
  6. Hỏi dạng bài kiểm tra. Hãy hỏi giáo viên của bạn dạng bài kiểm tra, hình thức chấm điểm, có cơ hội nhận điểm cộng không, và họ có sẵn sàng nói chuyện với bạn những nổi bật trong các ghi chú của bạn, những bài nào quan trọng nhất v.v…

Phần 2 Tạo môi trường học tập tối ưu

  1. Phòng học phải sạch sẽ, yên tĩnh và trật tự. Bỏ qua những thứ làm bạn phân tâm. Đứng dậy đọc tin nhắn trên điện thoại của bạn hoặc kiểm tra phương tiện truyền thông định kỳ là thiếu khôn ngoan khi học tập.
  2. Bật đèn! Không nên học trong phòng tối. Bật thêm đèn vào ban đêm, hoặc vào ban ngày, mở màn cửa sổ (cũng nên mở cửa sổ một chút). Mọi người có xu hướng học và tập trung tốt hơn trong một căn phòng sáng hơn, có oxy với ít tiếng ồn.
  3. Tắt TV. Trong khi nhiều sinh viên tin rằng họ đang làm tốt, chẳng hạn như học khi TV còn mở trên hoặc trong khi trò chuyện trực tuyến với bạn bè, nghiên cứu cho thấy rằng điều này là không đúng đối với đại đa số mọi người.[5] Để đạt hiệu quả học tốt hơn, nên loại bỏ mọi phân tâm như TV và nhạc. Nhanh chóng trao đổi tập trung giữa học tập và xem TV làm cho bộ não khó tập trung.[6]
  4. Quyết định xem nhạc nào phù hợp với bạn. Tác dụng của âm nhạc vào khả năng ghi nhớ giữa các cá nhân khác nhau. Một số nghiên cứu đã tìm thấy âm nhạc hỗ trợ hiệu quả trí nhớ của các cá nhân với ADD / ADHD, trong khi nó làm giảm khả năng với các cá nhân khác mà không hấp thu. Âm nhạc cổ điển dường như có hiệu quả trong việc nâng cao hiệu suất học tập. [7] Bạn phải xác định xem bạn nên nghe hay không. Nếu bạn thích nghe nhạc trong khi học, hãy đảm bảo bạn đang thực sự tập trung vào tài liệu mà bạn cần phải học, và không phải là giai điệu dễ nhớ.

Phần 3 Tổ chức việc học

  1. Tập trung vào các mục tiêu công việc của bạn. Những gì bạn định thực hiện trong buổi ôn tập này? Thiết lập một mục tiêu học tập cụ thể có thể giúp bạn. Tạo kế hoạch học tập cũng là một ý tưởng tốt. Nếu 3 trong 5 bài học rất dễ dàng và có thể hoàn thành nhanh chóng, hãy hoàn thành chúng đầu tiên, để bạn có thể dành thời gian chất lượng cho những bài học khó. Ngoài ra, tạo thư mục để đánh giá kỳ thi của bạn là một cách tổ chức tốt.
  2. Tự mình vạch ra hướng học. Viết ghi chú và ghi lại các thông tin quan trọng nhất. Không chỉ cung cấp cho bạn một cách tập trung học hơn mà còn tạo ra cách học khác! Đừng chỉ dành quá nhiều thời gian vào hướng dẫn của chính nó: bạn cũng cần phải có thời gian để vượt qua nó!
  3. Tái sáng tạo ghi chú của bạn ở các dạng khác. Viết lại ghi chú của bạn là tuyệt vời nếu bạn là một người học năng động. Vẽ bản đồ tư duy là cách hiệu quả nhất để làm điều này. Ngoài ra, khi bạn viết lại cái gì đó, có thể bạn sẽ nghĩ về những gì bạn đang viết, viết về gì, và tại sao lại viết ra. Quan trọng nhất, nó làm mới lại bộ nhớ của bạn. Nếu bạn đã ghi chép cách đây một tháng và chỉ phát hiện ra rằng những ghi chú đó sẽ có liên quan trong kỳ thi của bạn, việc viết lại chúng sẽ nhắc bạn nhớ khi nó cần thiết cho kỳ thi của bạn.
  4. Tự đặt câu hỏi. Điều này có thể giúp bạn biết nếu bạn đã nhớ những gì vừa học. Đừng cố gắng nhớ chính xác từng từ ngữ từ các ghi chú của bạn trong câu trả lời; tổng hợp thông tin thành một câu trả lời là một chiến thuật hữu ích hơn nhiều.
  5. Xem lại các bài kiểm tra và bài tập trước. Nếu bạn bỏ qua các câu hỏi về bài trước, hãy tìm kiếm những câu trả lời và bạn sẽ hiểu lý do tại sao bạn lại bỏ lỡ những câu hỏi này. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang học cho kỳ thi tích lũy hoặc toàn diện, có nghĩa là nó bao gồm mọi thứ bạn cũng được bảo đảm trước đó trong khóa học.

Phần 4. Học hiệu quả

  1. Học đúng lúc. Không học khi bạn đang thực sự mệt mỏi. Tốt hơn hết hãy ngủ một giấc sau khi học một lúc hơn là thức tới tận 2 giờ sáng. Bạn sẽ không nhớ nhiều và có thể không hiệu quả hôm sau.
  2. Bắt đầu càng sớm càng tốt. Đừng nhồi nhét. Nhồi nhét vào ban đêm là không hiệu quả vì bạn thu nạp quá nhiều thông tin cùng lúc mà không thể nhớ hết – thực tế, bạn sẽ hầu như không giữ lại được bất cứ điều gì. Học qua nhiều lần thực sự là cách tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng với những môn như lịch sử và các môn học lý thuyết.
  3. Học theo cách của bạn. Nếu bạn là một người học trực quan, sử dụng hình ảnh có thể giúp ích cho bạn. Những người học bằng cách nghe nên ghi âm lại lời nói và đọc lại nó sau đó. Nếu bạn là một người học tự nhiên, tự giảng dạy cho chính mình (nói lớn) trong khi đó cũng nên sử dụng cử chỉ tay hoặc hoặc di chuyển xung quanh; cách này giúp bạn nhớ dễ dàng hơn.
  4. Điều chỉnh các kỹ thuật học của bạn sao cho phù hợp với môn học của bạn. Các môn học như toán học đòi hỏi thực hành làm bài tập nhiều để làm quen với các quy trình cần thiết. Các môn học thuộc nhân văn, chẳng hạn như lịch sử hay văn học, có thể yêu cầu thêm thông tin tổng hợp và ghi nhớ những thứ như các điều khoản hoặc ngày.
  5. Hãy nghĩ về giáo viên của bạn. Hãy tự hỏi mình: giáo viên của tôi có nhiều khả năng trả lời gì khi hỏi về các kỳ thi? Tôi nên tập trung vào những tài liệu nào để có thể biết những gì tôi cần biết? Những câu hỏi mẹo nào giáo viên có thể chỉ ra mà có thể khiến làm tôi dễ mắc bẫy? Điều này có thể giúp bạn tập trung vào các thông tin quan trọng nhất, chứ không phải là bị kẹt vào những thứ có thể không quan trọng.
  6. Hỏi xin giúp đỡ. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy hỏi một người giỏi các môn này. Bạn bè, gia đình, gia sư, và giáo viên đều là những lựa chọn tốt. Nếu bạn không hiểu, đừng ngại ngần hỏi họ giảng lại.

Phần 5 Hãy giữ động lực

Nghỉ giải lao. Bạn cần có chút thời gian để vui chơi và tốt hơn hết nên học khi thấy thoải mái hơn là cố học hết sức! Xây dựng thời gian nghỉ ngơi và thời gian học tập cẩn thận. Thông thường, học khoảng 20-30 phút và sau đó nghỉ ngơi 5 phút là phương pháp hiệu quả nhất.

Suy nghĩ tích cực nhưng học chăm chỉ. Tự tin là quan trọng; tập trung vào học một chút hoặc làm sao nếu bạn làm bài tệ thì chỉ khiến bạn bị sao lãng mà thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần học chăm chỉ. Bạn vẫn cần phải làm điều đó, ngay cả khi bạn tự tin vào chính mình. Sự tự tin chỉ loại bỏ những rào chắn để thành công.

Làm việc với những người khác. Sắp xếp thời gian học tại một thư viện với bạn bè để so sánh các ghi chú hoặc giải thích những điều người khác có thể không hiểu. Làm việc với những người khác có thể giúp bạn che lỗ hổng kiến thức của riêng bạn và cũng giúp bạn nhớ thêm thông tin, khi bạn có thể phải giải thích cho họ hoặc trò chuyện về chủ đề đó.

Xin giúp đỡ. Nếu bạn đang bị bí môn nào, đừng ngại hỏi một người bạn và yêu cầu giúp đỡ. Nếu bạn bè của bạn không thể giúp được, hãy hỏi gia sư.

Phần 6 Chuẩn bị cho bản thân vào ngày thi

Nghỉ ngơi vào đêm trước đó. Trẻ em ở trường tiểu học yêu cầu giấc ngủ trung bình 10-11 giờ. Trẻ vị thành niên, ngược lại, thông thường cần ít nhất hơn 10 giờ. “thiếu ngủ” để bù đắp cho những thói quen mất ngủ kéo dài, nhiều tuần ngủ hàng ngày có thể đem lại hiệu quả học tập.

Ăn bữa ăn nhẹ và lành mạnh. Ăn một bữa sáng cân bằng đầy đủ protein nạc, rau, các axit béo omega-3, và chất chống oxy hóa. Một bữa ăn sáng có thể bao gồm một món trứng tráng với rau bina với cá hồi xông khói, bánh mì nướng lúa mì, và một quả chuối. [8]

Ăn nhẹ. Nếu kỳ thi của bạn kéo dài, mang theo món ăn nhẹ nếu bạn được phép làm như vậy. Một số carbohydrate và protein phức hợp, chẳng hạn như một mì bơ đậu phộng hay thậm chí là một thanh bánh granola, sẽ giúp tăng sự tập trung khi nó bắt đầu suy giảm.[9]

Vào phòng thi lúc còn thời gian chờ. Hãy tạo cho mình ít nhất là 5 hoặc 10 phút để thu thập những suy nghĩ của bạn trước khi bắt đầu kỳ thi. Bằng cách này, bạn có thể giải quyết được và có thời gian thư giãn trước khi kỳ thi bắt đầu.

Làm các câu hỏi bạn biết đầu tiên. Nếu bạn không biết câu trả lời, làm câu tiếp theo và quay lại câu đó sau cùng. Đấu tranh và tập trung vào một câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời có thể làm tốn thời gian, làm cho bạn mất điểm.

Tạo thẻ ghi nhớ. Nếu bạn có một bài kiểm tra ngữ pháp hoặc tiếng Anh, tốt hơn nên tạo thẻ ghi nhớ để nhớ định nghĩa của một từ. Bạn có thể mang nó đến trường và chỉ cần xem lướt qua chúng trước khi thi.

10 cách giúp cải thiện kỹ năng quản lí thời gian

Bạn thường cảm thấy căng thẳng vì công việc quá nhiều? Khi thời gian trôi qua, bạn cảm thấy bạn có nhiều việc để làm hơn việc bạn có thời gian để hoàn thành chúng. Vậy bạn đã sử dụng thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành những công việc được giao hay chưa?

Mẹo sắp xếp công việc của bạn và sử dụng thời gian hiệu quả giúp bạn làm nhiều việc hơn mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn giảm căng thẳng và làm tốt hơn tại công sở. Quản lí thời gian là kĩ năng phát triển thời gian và tạo nên khác biệt giữa mỗi cá nhân. Bạn chỉ cần tìm thấy những việc làm tốt nhất cho bạn. Dùng vài chiến lược nêu ra bên dưới trong vài tuần bạn sẽ thấy nó hữu ích cho bạn.

Đây là 10 cách bạn có thể thực hiện để cải thiện việc quản lí thời gian của bạn và tăng năng xuất.

1.   Những công việc ủy nhiệm: Thông thường công việc của tất cả chúng ta nhiều hơn khả năng xoay xở của bản thân. Điều này thường dẫn đến việc căng thẳng và bực mình. Sự ủy nhiệm không đồng nghĩa với việc trốn tránh trách nhiệm nhưng nó là kĩ năng quan trọng của việc quản lí. Nghệ thuật ủy thác công việc cho cấp dưới được dựa trên kĩ năng và khả năng của họ.

2.   Ưu tiên công việc: Trước khi bắt đầu ngày mới, bạn lập một danh sách những việc bạn cần chú tâm nhất đến những việc ít quan trọng nhất và dựa trên đó bạn có thể sử dụng thời gian hợp lí. Một vài công việc cần hoàn thành trong ngày hôm đó và những việc không quan trọng có thể hoàn thành vào ngày hôm sau. Tóm lại, bạn cần ưu tiên hoàn thành công việc cho những việc bạn cảm thấy quan trọng hơn.

3.   Tránh việc trì hoãn: Việc trì hoãn là một trong những thứ làm ảnh hưởng đến năng xuất làm việc. Nó có thể tạo nên việc tốn thời gian và năng lượng. Tránh trì hoãn là tránh lãng phí tiền bạc. Nó có thể là nguyên nhân chính tạo nên các rắc rối trong sự nghiệp và đời sống cá nhân của bạn.

4.   Lập bản thời gian biểu công việc: Mang theo cuốn sổ và lập danh sách tất cả các công việc trong trí nhớ của bạn. Lập danh sách đơn giản các việc cần làm trước khi bắt đầu một ngày, ưu tiên các công việc cần thiết, và chắc chắn chúng phải được thực hiện. Để quản lí thời gian hiệu quả hơn, bạn có thể lập 3 danh sách: công việc tại công ty, công việc nhà, và công việc cá nhân.

5.   Tránh căng thẳng: Căng thẳng thường xảy ra khi chúng ta nhận nhiều công việc hơn so với khả năng của mình. Kết quả là cơ thể chúng ta bắt đầu mệt mỏi và ảnh hưởng đến năng xuất làm việc. Thay vào đó, việc ủy thác công việc cho cấp dưới và chắc chắn bạn được sử dụng ngày phép để nghỉ ngơi.

6.   Lập thời hạn hoàn thành: Khi bạn được giao công việc, lập nên thời hạn hoàn thành thực tế và ghi nhớ nó. Cố gắng đưa thời hạn hoàn thành trước vài ngày so với thời hạn thực tế để bạn có thể hoàn thành tất cả công việc bằng mọi giá. Thử thách bản thân và đạt được  đúng kì hạn là phần thưởng cá nhân khi gặp các thử thách khó khăn.

  1. Tránh nhiều việc cùng lúc: Hầu hết chúng ta cảm thấy rằng làm nhiều việc cùng lúc là cách hiệu quả để hoàn thành công việc nhưng sự thật là chúng ta làm tốt hơn khi chúng ta tập trung để thực hiện 1 việc. Bạn nên tránh việc làm nhiều việc cùng lúc để cải thiện kĩ năng quản lí thời gian.
  2. Bắt đầu sớm: Hầu hết những quý ông và quý bà thành công có một điểm chung. Họ bắt đầu một ngày thật sớm để có thời gian ngồi, nghĩ và lên kế hoạch cho 1 ngày của họ. Khi bạn dậy sớm, bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, sáng tạo hơn ,và minh mẫn hơn. Khi làm việc một ngày, năng lượng của bạn bắt đầu đi xuống ảnh hưởng đến năng xuất và bạn không thể thực hiện tốt công việc.
  3. Nghỉ ngơi: Khi bạn nghỉ ngơi 10-15 phút, bạn sẽ tìm lại được chính mình. Nhiều áp lực có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể của bạn và hiệu xuất làm việc. Đi bộ, nghe nhạc, thực hiện một vài động tác giãn cơ đơn giản, dành thời gian cho bạn bè và gia đình là cách tốt nhất để tách mình ra khỏi công việc.
  4. Tập cách nói ‘Không’: Lịch sự từ chối nhận thêm việc nếu bạn nghĩ rằng bạn đã có quá nhiều việc để làm. Xem qua danh sách việc cần làm trước khi nhận lời làm thêm việc.