1. Chọn những thức ăn không chứa nhiều lượng mỡ không tốt cho sức khỏe. Chất béo không có lợi gồm cả chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Những chất béo này làm tăng LDL cholesterol của bạn và lượng LDL cholesterol tăng cao thường tương ứng với nguy cơ gia tăng bệnh
- Những thức ăn có lượng mỡ chuyển hóa cao gồm những thức ăn được chế biến với “các loại dầu hydro hóa một phần” như mỡ pha hay bơ thực vật. Đồ nướng, đồ chiên, pizza đông lạnh và những loại thức ăn đã chế biến khác thường chứa lượng mỡ chuyển hóa cao.
- Những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa gồm pizza, phomat, thịt đỏ và những sản phẩm nhiều chất béo. Dầu dừa cũng có nhiều chất béo chuyển hóa nhưng cũng có thể tăng lượng cholesterol có lợi, vì vậy nếu bạn sử dụng dầu dừa hợp lý thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
- Ăn chất béo lành mạnh một cách chừng mực. Chất béo không bão hòa đa, không bão hòa đơn và chất béo omega-3 đều là những lựa chọn tốt. Những chất béo này làm giảm lượng cholesterol LDL và tăng HDL cholesterol của bạn, điều này đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ bệnh tim.
- Những những loại dầu như olive, cải dầu, đậu nành, đậu, hướng dương và dầu bắp.
- Cá chứa nhiều axit béo omega-3. Chọn cá như cá tầm, cá thu, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Bạn cũng có thể nhận omega-3s từ nguồn thực vật như hạt lanh, dầu thực vật, các loại hạt và hạt giống, mặc dù cơ thể bạn không thể xử lý các loại chất béo này một cách hiệu quả.
- Chọn những thức ăn ít đường và lượng carbonhydrat cao. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ kẹo, nước uống cá ga, nước hoa quả có đường và bánh mỳ trắng. Chọn trái cây toàn phần, nước trái cây tươi và bánh ngũ cốc nguyên hạt để thay thế.
- Ăn đa dạng các thực phẩm toàn phần khác nhau thay cho những thức ăn chế biến sẵn. Những thức ăn toàn phần cung cấp sự cân bằng của carbonhydrat, protein, chất béo và những dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe
- Ăn trái cây và rau quả để có lượng vitamin và khoáng chất cao. Cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả tươi hơn là đồ đóng hộp mà có chưa thêm đường hoặc muối.
- Chọn thịt nạc, đậu và đậu phụ để có protein.
- Thưởng thức các loại ngũ cốc như bánh mì ngủ cốc và gạo lức muối mè
- Ăn những thức ăn chứa ít chất béo. Sữa tách béo và pho mát ít béo sẽ giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể trong khi đảm bảo rằng bạn nhận đủ lượng calcium.
- Kết hợp các thực phẩm hữu cơ. Mua tại các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên hoặc mua thực phẩm từ những chợ của những người nông dân địa phương. Thực phẩm hữu cơ không nhiều dưỡng chất cho bạn nhưng chúng không chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay chất phụ gia. Thực phẩm hữu cơ cũng thân thiện với môi trường
- Nếu giá cả là vấn đề lớn với bạn, xem xét việc chỉ mua những thực phẩm hữu cơ nhất định như táo, việt quất, các loại quả hạch (đào, xuân đào…), nho, cần tây, ớt chuông, rau xanh, khoai tây và rau diếp. Những thực phẩm này thường có nhiều thuốc trừ sâu hơn những sản phầm khác khi được trồng thông thường.