Chúng ta thường nghe nói đến nghề trợ lý luật sư nhưng lại không biết trong tiếng Anh cụm từ này có nghĩa là Paralegal. Để giải mã thuật ngữ này bạn cần biết rõ công việc mà họ thực hiện là gì.
Mỗi một lĩnh vực ngành nghề điều có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà trong tiếng Anh sẽ có một từ tương ứng để dịch nghĩa. Chẳng hạn, paralegal, vậy bạn có biết paralegal là gì? Đây là thuật ngữ được dùng trong ngành luật nhưng cụ thể mang ý nghĩa gì thì chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Paralegal là gì? Các thông tin liên quan
Paralegal là từ tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là trợ lý pháp luật hay trợ lý pháp lý. Họ là những người làm việc tại các văn phòng luật sư, các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, chính phủ… thực hiện các công việc riêng cho luật sư về các vấn đề hành chính như: chuẩn bị giấy tờ, lên lịch làm việc… và các công việc khác theo yều cầu.
Công việc này đòi hỏi về mặt chuyên môn phải được đào tạo tại các trường luật, khi các bạn đã có đầy đủ kiến thức về pháp luật thì mới thực hiện các công việc hành chính. Trong đó, cần nắm rõ luật hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế và đặc biệt là các trình tự pháp lý để trợ giúp luật sư.
Legal Secretaries cũng là một thuật ngữ có nghĩa là thư ký pháp lý hay thư ký luật sư, nhưng thấp hơn trợ lý luật sư một bậc. Họ thực hiện các công việc tại văn phòng luật như: ghi chép thông tin, nghe điện thoại, chuẩn bị thư từ và các văn bản pháp lý, hỗ trợ nghiên cứu pháp luật, liên hệ với các luật sư khác… Và thư ký luật sư cũng là những người có kiến thức pháp luật sâu rộng và nếu họ không ngừng học hỏi kinh nghiệm, cố gắng sau một thời gian thì có thể thăng cấp lên làm trợ lý luật sư.
Paralegal thực hiện công việc nào?
Cập nhật pháp luật: Đây là công việc mà các trợ lý pháp luật thường xuyên thực hiện để nắm bắt các văn bản pháp luật mới vì luật pháp luôn có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, mỗi tháng họ có trách nhiệm thu thập và tổng hợp các văn bản pháp luật được ban hành để cập nhật bản tin pháp lý đầy đủ và chi tiết cung cấp kịp thời đến khách hàng. Bên cạnh đó, thực hiện việc phân loại và đưa lại cho luật sư để gửi đến những khách hàng có nhu cầu.
Gửi giấy tờ: Thay mặt luật sư để chuyển giấy tờ, hồ sơ đến đương sự là các khách hàng, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Thông thường các công ty luật có quy mô lớn sẽ gửi chuyển phát nhanh nhưng các công ty luật có quy mô nhỏ thì những trợ lý luật sư sẽ thực hiện công việc này.
Dịch thuật văn bản: Một trong những kỹ năng mà các trợ lý luật sư nên có là thông thạo ngoại ngữ để dịch thuật các văn bản pháp lý nhằm phụ vụ nếu khách hàng là người nước ngoài. Bởi ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch và kinh tế thì các vấn đề pháp lý liên quan khiến các nhân viên ngành luật cũng không ngừng học ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu công việc.
Nghiên cứu văn bản pháp luật: Các trợ lý luật sư sẽ phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích một vấn đề pháp lý nào đó để cùng nhau thảo luận, trao đổi và đưa ra những ý kiến. Việc làm này diễn ra thường xuyên và cơ bản, thông qua đây các luật sư sẽ đưa ra những đánh giá về năng lực tư duy, các cơ hội phát triển của mỗi người.
Những yêu cầu cần có của paralegal
Đầu tiên, về mặt kỹ năng thì trợ lý luật sư cần có khả năng sử dụng vi tính văn phòng để thực hiện các công việc soạn thảo văn bản, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ, tìm kiếm thông tin, dịch thuật… Giải quyết nhanh chóng các công việc và không để xảy ra những lỗi nhỏ trong các giấy tờ, hồ sơ. Ngoài ra, việc thông thạo ngoại ngữ là rất cần thiết để giúp việc giao tiếp với khách hàng và mở rộng kiến thức pháp luật.
Về mặt chuyên môn, các trợ lý pháp luật nói riêng và những người hành nghề luật nói chung cần có tư duy logic, khả năng quan sát tốt. Đặc biệt, là có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, và suy luận các vấn đề. Tính cận thận và tỉ mỉ để không bỏ sót các vấn đề xảy ra trong một vụ việc nào đó là rất cần thiết để các bạn có thể gắn bó với nghề.
Sau khi giải đáp câu hỏi paralegal là gì thì chúng ta lại hiểu thêm vị trí của một trợ lý pháp luật là rất quan trọng đối với các văn phòng luật sư. Nếu những ai có đam mê thì có thể lựa chọn ngành luật để theo đuổi vì nghề mang đến những cơ hội pháp triển tốt.