Những hoạt động trong dịp Tết Âm Lịch – phần 1

Tết là tên gọi ngắn của Tết Nguyên Đán (Tết Cổ truyền) là một trong những dịp lễ lớn hàng năm tại Việt Nam. Mặc dù tết Việt Nam đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch, nhưng mọi người đã chuẩn bị từ trước đó một tháng. Ba ngày đầu tiên của lịch Âm lịch là những ngày Tết nhưng người Việt chúng ta vẫn có những hoạt động đến cuối tháng 1 Âm lịch. Theo đó là những hoạt động truyền thống sẽ tổ chức xuyên suốt Tết cổ truyền.

Những nông dân trồng hoa và những cây cảnh trang trí Tết được bán tại những chợ hoa khắp cả nước trước một tuần trước đêm giao thừa. Có rất nhiều loại hoa đầy màu sắc mang nhiều ý nghĩa như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai là biểu tượng cho vĩnh cửu và sự may mắn, cúc vạn thọ biểu trưng cho sự sống trường tồn. Những cây tắc với hàng trăm trái tắc vàng trên cây là lời chúc tốt đẹp mang đến nhiều tài lộc cho mọi nhà. Có nhiều loại hoa đẹp như hoa cúc, hoa lay-ơn, và các loại hoa khác.

Mỗi năm khi bắt đầu tháng Chạp, những người lớn tuổi đều trông chờ đón Tết Cổ Truyền. Hàng loạt các hoạt động diễn ra trước Tết như chuẩn bị thức ăn cho những ngày Tết, dọn sạch các bia mộ của tổ tiên, trang trí nhà cửa, làm lễ tiễn ông Táo về trời, mua hoa và các loại cây tại chợ hoa Tết.

Trước Tết, mọi người dành thời gian để làm bánh, kẹo, mứt những thứ không thể thiếu trong dịp Tết. Những nhà máy sản xuất bánh kẹo cũng làm việc hết công xuất để cung cấp số lượng lớn tiêu thụ thức ăn ngày Tết. Tại Việt Nam, kẹo được phục vụ khách những người viếng thăm nhà trong những ngày Tết. Họ cũng tặng những viên kẹo cho mọi người như một phần quà may mắn. Tại miền Nam, họ làm bánh tét từ nếp, chuối, đậu xanh, và thịt heo. Tuy nhiên, ở miền Bắc, họ làm bánh chưng từ nếp, đậu xanh, và thịt heo. Nhiều gia đình Việt Nam nấu bánh chưng và tất cả những thành viên trong già đình có cơ hội quây quần bên bếp lửa khoảng 4-8 tiếng trong khi nấu bánh. Mỗi thành viên trong gia đình có nhiệm vụ trong từng giai đoạn làm mứt. Bà ngoại là đầu bếp chính, mẹ có công việc nặng nhất – ngào trái cây với đường, ba phơi những trái cây đã ngào đường, và trẻ con sẽ canh chừng mứt xa khỏi các con vật để chúng khỏi phá. Nó có thể là thời gian ấm áp nhất của bất kì người Việt Nam nào. Trước năm 1975, bởi vì điều kiện giao thông và buôn bán còn hạn chế, hầu hết các loại bánh và kẹo đều được làm tại nhà. Ở vùng quê, người dân có thể nghe tiếng của côn trùng khi làm bánh vào ban đêm. Trước cửa nhà, hàng trăm chiếc bánh tráng được phơi khô trên vỉ được làm từ lá dừa nước. Âm thanh của pháo thỉnh thoảng vang lên và sáng rực cả một góc trời tạo nên không khí ngày Tết.

Từ ngày 10 đến ngày 25, mọi người trong gia đình đến dọn mồ mã tổ tiên của gia tộc. Người Việt nghĩ rằng ‘sống cái nhà, chết cái mồ’. Câu nói này có nghĩa là khi người ta sống, nơi ở cần thiết nhất là ngôi nhà và khi người ta chết, nơi yên nghỉ là ngôi mộ. Cho nên họ cũng dọn ‘nhà’ cho những người thân đã khuất.

Vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, người Việt tổ chức lễ đưa  ông Táo về trời. Thực tế, có đến 3 vị thần cai quản ngôi bếp gồm 2 ông chồng và 1 bà vợ trong gia đình nhà Táo. Họ có trách nhiệm trông coi cai quản bếp của mọi nhà. Họ cũng kiểm tra mọi thứ trong gia đình và cưỡi cá chép về trời để trình báo tình trạng cho Ngọc Hoàng. Ở miền Bắc Việt Nam, lễ tiễn ông Táo về trời gồm có 3 bộ đồ giấy, 3 con cá chép, gạo, thịt, trái cây… Lễ tiễn ông táo về trời tại miền Nam có phần đơn giản hơn chỉ có hoa, trái cây, bánh và mứt.

Từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp, chợ hoa Tết luôn được tổ chức khắp nơi trên cả nước, nơi đây luôn tấp nập và đông đúc với người người nhà nhà đến xem và mua hoa, cây để đón Tết. Ở Hồ Chí Minh có 3 chợ hoa lớn nhất là chợ hoa Hồ Thị Kỷ, chợ hoa Đầm Sen, và chợ hoa Hậu Giang. Vài chợ hoa mở cửa sáng đêm, đặc biệt họ bận rộn nhất vào giữa khuya đến sáng sớm. Tại Hà Nội, Tây Tựu, Mê Linh, Quảng Bá, Lạc Long Quân, Hàng Lược, Hoàng Hoa Thám là 6 chợ hoa lớn và nổi tiếng nhất. Những bông hoa được lấy về từ Sapa, Đà Lạt, Tây Nam Việt Nam và các nơi khác. Tại chợ hoa Tết ở miền Bắc, hoa đào là loài hoa luôn luôn được bày bán tại đây. Và ở miền Nam, hoa mai là biểu tượng đặc trưng của Tết. Những cây đào, cây mai hàng trăm năm tuổi được bán với giá cao. Người Việt thích đi bộ trong chợ hoa để trải nghiệm không khí Tết, chụp hình và chọn mua những chậu hoa đẹp nhất mang về nhà.