Xu hướng việc làm ở Việt Nam

5Xu hướng việc làm ở Việt Nam

Nền kinh tế cải cách, hoạt động kinh doanh hiện đại cùng với dân số trẻ,Việt Nam đang nằm trên quỹ đạo tăng trưởng với vấn đề chính là nhu cầu về la động có tay nghề cao vượt xa nguồn cung, theo Mary Anne Thompson, Chủ tịch và người sáng lập của GoinGlobal.

Trong khi nền kinh tế vẫn còn bị chi phối nhiều bởi các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ Việt Nam đã chuyển sang thực hiện những cải cách cần thiết nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn gây ấn tượng với 6 phần trăm tăng trưởng vào năm ngoái. Hơn nữa, Việt Nam ước tính là nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ tám trên thế giới vào năm 2050.

Lực lượng lao động của đất nước tăng hơn 1 triệu người mỗi năm trong đó tỷ lệ thất nghiệp chỉ chiếm ở mức thấp là 2,5 phần trăm.

Điểm mạnh

Tầng lớp trung lưu: Tầng lớp trung lưu của Việt Nam phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á ước tính đạt 33 triệu người vào năm 2020.

Dân số trẻ: Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 29 tuổi. Và có gần 70% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64. Và khoảng một phần tư dân số Việt Nam là 14 tuổi hay nhỏ hơn.

Lao động giá rẻ: Việt Nam có nhiều lao động làm việc với mức lương thấp. Mức lương tổi thiểu trung bình của là 106 USD một tháng.

Đổi mới: Một thước đo khác của sự thành công chính là kỷ lục đổi mới đất nước. Chỉ số đổi mới toàn cầu báo cáo Việt Nam có chỉ số đổi mới cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Và vinh dự được đặt tên là một trong “những nhà leo núi có chỉ số đổi mới cao”.

Các ngành công nghiệp chính

  • Chế tạo
  • Bán lẻ
  • Thương mại điện tử
  • Công nghệ thông tin
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Dược phẩm
  • Chuỗi cung ứng
  • Du lịch
  • Quảng cáo

Toàn cảnh việc làm

Lao động người nước ngoài

Nền kinh tế Việt Nam cần lao động nước ngoài để bù đắp những kỹ năng còn thiếu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và ngân hàng. Các công ty có thể tuyển dụng người nước ngoài làm việc ở các vị trí quản lý và công nghệ hoặc chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định. Để làm việc ở Việt Nam, người nước ngoài cần có thị thực dài hạn và giấy phép lao động. Ngoài ra người nước ngoài ở các vị trí cấp cao chẳng hạn như giám đốc sẽ được miễn giấy phép lao động.

Theo ước tính hiện nay có khoảng 77.000 công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Hầu hết trong số họ có giấy phép lao động và người lao động lành nghề thuọc quản lý nhà thầu nước ngoài. Chủ yếu lao động đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia.

Sự khan hiếm tài năng

Việt Nam đang khan hiếm lao động có trình độ và kỹ năng đặc biệt trong khi cầu vượt cung như các lĩnh vực bán hàng và tiếp thị, kỹ thuật và quan hệ công chúng. Hơn nữa hệ thống giáo dục Việt Nam không thực sự đào tạo sinh viên những kỹ năng cần thiết để làm việc. Vì vậy sự cạnh tranh đối với các ứng viên rất khốc liệt. Một số tập đoàn đa quốc gia đã tài trợ các chương trình quản trị viên tập sự hay quản trị viên toàn cầu để đáp ứng nhu cầu công việc. Ngay cả khi các ứng cử viên có trình độ, họ thường thiếu kinh nghiệm đầy đủ. Đây cũng là lý do mà các công ty đa quốc gia thường Đó là lý do mà các công ty đa quốc gia đang cố gắng tuyển những nhân tài từ nước ngoài du học về Việt Nam.

Nhu cầu về  nhà quản lý:

Việt Nam có một khoảng cách lớn về quản lý trong các cấp bậc, từ quản lý cấp thấp đến quản lý cấp cao.

Các vị trí quản lý bán hàng, nhân viên kinh doanh cấp cao và giám đốc tiếp thị tiếp tục đứng đầu danh sách tìm kiếm.

Các ngành có triển vọng

Khoảng 40 % các công ty đa quốc gia tại Việt Nam có kế hoạch tăng nhân viên trong vòng 12 tháng tới.

Theo công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Việt Nam HR2B thống kê những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là:

  • Bán hàng
  • Công nghệ thông tin
  • Phát triển kinh doanh
  • Kế toán
  • Sản xuất
  • Kỹ thuật
  • Nguồn nhân lực
  • Chế tạo
  • kiểm định chất lượng
  • Hành chính / thư ký
  • Y tế và sức khỏe

Sản xuất:

Ngành sản xuất của Việt Nam đang dẫn đầu nhu cầu đặc biệt là đối với vai trò quản lý.

Chăm sóc sức khỏe -Dược phẩm:

Để đáp ứng cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của Việt Nam, một số công ty dược phẩm và thiết bị y tế quốc tế đã đưa ra các dịch vụ và hoạt động nhằm tạo ra nhu cầu cao cho lao động trong ngành này, đặc biệt là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có kinh nghiệm, bao gồm cả những người có kiến ​​thức về tiêu chuẩn quốc tế, kỹ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Tài chính:

Các chuyên gia tài chính là người am hiểu về kinh doanh và ngành này cũng có nhu cầu tuyển dụng cao. Hiện nay Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng những ứng viên có trình độ. Các ngân hàng đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí quản lý.

CNTT:

Kỹ thuật thường là một trong những kỹ năng thiếu hụt hàng đầu đối với các nhân công ở Việt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng hơn 250.000 chuyên gia CNTT được đào tạo, nhưng cần nhiều hơn 400.000 chuyên gia vào cuối năm 2018 và con số đó quá ít ỏi so với nhu cầu hiện nay đặc biệt là các nhà quản lý.

Chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng – hậu cần là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới. Và ngành công nghiệp chuỗi cung ứng của Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhưng ngành công nghiệp này cũng đang thiếu hụt trầm trọng bởi vậy nên Việt Nam phải thuê nhân lực bên ngoài hoặc phải đào tạo nhân tài trong nước mới có thể đáp ứng nhu cầu.

Những yêu cầu về kỹ năng :

Các kỹ năng mềm cần thiết để làm việc ở Việt Nam bao gồm:

Kĩ năng giao tiếp

Khả năng giải quyết vấn đề

Có kỹ năng làm việc theo nhóm

Thuyết phục

Kỹ năng phân tích

Đưa ra những ý tưởng sáng tạo

Khả năng thích nghi

Khả năng suy nghĩ nhanh

Kỹ năng tổ chức

Khả năng ủy thác

Kỹ năng quan trọng cần thiết cho 5-10 năm tới tại Việt Nam và trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo Oxford Economics, bao gồm:

Kỹ năng kinh doanh kỹ thuật số

Kỹ năng tư duy nhanh nhẹn

Kỹ năng toàn cầu điều hành

Tiền lương

Mức lương tối thiểu:

Mức lương tối thiểu của Việt Nam đối với người lao động trong các tổ chức phi chính phủ là khác nhau. Nhưng mặc dù mức lương tối thiểu đã được tăng lên hàng năm nhưng mức lương trung bình tối thiều vẫn ở mức rất thấp chỉ 106 USD mỗi tháng. Mức lương trung bình cũng không cao hơn nhiều là 176 USD mỗi tháng.

Mức lương đối với nhân công nước ngoài có vẻ cao hơn. Theo tổ chức ECA thì mức lương được trả cho các cán bộ quản lý cấp trung bao gồm tiền lương, trợ cấp và thuế trung bình khoảng 250.000 USD mỗi năm.

Tiền lương cho người Việt Nam dự báo sẽ tăng nhanh.Trong năm tới, mức lương có thể tăng khoảng 10% toàn ngành,  theo Towers Watson.

 

Kết luận

 

Để theo kịp với kế hoạch tăng trưởng kinh tế và việc làm của mình, Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ cho tài lực và trí lực để chinh chiến cho tương lai. Không được ỷ lại nhân lực người nước ngoài mà lao động trong nước tích lũy những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng lấp đầy khoảng trống trong các ngành. Vì vậy giáo dục và đào tạo chính là chìa khóa cho tương lai của Việt Nam.