Nhận thức quản lý kiểu trường học thời xưa trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc và hy vọng mới
Ở Hàn Quốc (HQ), bận rộn sẽ được xem là tích cực hơn tiêu cực kể cả trong bối cảnh xã hội. Vì vậy, việc người HQ thường trả lời tin nhắn với một lời xin lỗi bắt buộc kiểu “Tôi quá bận để nghĩ đến điều gì khác” là chuyện khá phổ biến. Và việc một người HQ thừa nhận họ không bận, dù trong bối cảnh xã hội nào là khá hiếm gặp. Điều này có thể thiếu trung thực nhưng đó là việc không bận rộn sẽ rất dễ dàng ở HQ và thường được hiểu là lười biếng.
Tương tự, trong bối cảnh công việc, hoàn thành mọi việc rồi về nhà đúng giờ không được xem là làm việc chăm chỉ mà ngược lại, điều này nghĩa là bạn không có đủ việc để làm, hoặc vị trí của bạn không quan trọng, hay bạn không đủ siêng năng.
Nếu các công ty nhìn nhận như trên thì người HQ sẽ chẳng có lợi thế gì khi họ về đúng giờ sau khi xong việc. Và thế là không có ai trong các doanh nghiệp muốn thể hiện là công việc của mình dễ dàng, hoặc không có đủ việc để làm để không bao giờ phải thừa nhận là họ không tạo thêm giá trị cho công ty, không đủ siêng năng… những điều có thể khiến họ bị thế chỗ ngay lập tức!
Trong một thị trường công việc cạnh tranh cao và nghẹt thở như HQ, lựa chọn an toàn là thể hiện ra ngoài ấn tượng rằng công việc của bạn và bạn là một phần thống nhất trong hoạt động của công ty. Đây cũng là điều có thể thấy ở mọi công ty trên toàn thế giới.
Nguyên tắc chung trong một công ty HQ là không rời sở làm trước lãnh đạo nhóm trực tiếp, một điều tuyệt vời nếu như lãnh đạo nhóm không nghĩ rằng họ không thể về trước một thời điểm nhất định chỉ vì họ cũng muốn tạo ấn tượng làm việc chăm chỉ. Nhưng nhận thức này đã chi phối cả văn phòng công ty và tất cả mọi nhân viên HQ đều cố gắng làm ra vẻ chăm chỉ bằng cách về trễ. Trên thực tế, họ sẽ chỉ ra về sau 9h tối hoặc trễ hơn dù hợp đồng lao động quy định giờ về là 6h, đó là chuyện bình thường ở HQ.
Theo nhiều người, nhận thức tiêu cực trong văn hóa doanh nghiệp HQ này là kết quả của các nguyên tắc quản lý kiểu trường học thời xưa của các giám đốc công ty, những người đã trưởng thành và làm việc cật lực tại một trong những thời điểm kinh tế chuyển biến nhanh nhất lịch sử hiện đại HQ.
Theo tác giả bài viết này, trong trải nghiệm của ông ở các công ty HQ, các quản lý cấp trung cỡ tuổi 40 không phải là những người khủng khiếp đến mức thích thú nhìn những người trẻ chịu đau khổ. Các giám đốc công ty không hề nghĩ vậy mà chỉ đơn giản là họ muốn có những nhân viên cam kết và có đạo đức làm việc giống như cách họ đã đóng góp cho công ty.
Thật may mắn khi thế hệ giám đốc kế tiếp đã bắt đầu nhận ra các giá trị và nhu cầu của thanh niên HQ đang thay đổi, và việc hy sinh, làm việc nhiều giờ sẽ không tạo ra cùng kết quả như họ đã làm trong quá khứ. Rõ ràng thanh niên HQ có thể hy vọng thế hệ giám đốc mới sẽ xem trọng giá trị của việc cân bằng cuộc sống-công việc.